Xã hội

Thay đổi kết cấu đê sông Hồng: Có đảm bảo chắn lũ?

Bộ NN&PTNT yêu cầu Hà Nội phải trả lời rõ các vấn đề về việc nếu hạ đê xuống mức 12,4m thì sẽ có ảnh hưởng như thế nào? Tường xây liệu có ổn không? Bộ yêu cầu phải xây đê bê tông theo tiêu chuẩn của đập.

Công văn do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng ký hôm nay gửi UBND TP Hà Nội về phương án thiết kế điều chỉnh kết cấu đê hữu Hồng đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương.

Về phương án thiết của của TP Hà Nội, Bộ NN&PTNT đề nghị cao trình phần đê đất phía hạ lưu đê bê tông cốt thép, ở cao trình +12,4 m. 
Theo đó, Bộ thống nhất với đề nghị của UBND TP Hà Nội thay thế một phần kết cấu đê đất bằng kết cấu đê bê tông cốt thép đoạn đê hữu Hồng từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương, báo Vietnamnet đưa tin.

Đề xuất hạ đê sông Hồng. Ảnh: Internet

Liên quan đến đề xuất hạ đê sông Hồng, ngày 14/2, ông Nguyễn Đình Hiệp, nguyên Giám đốc Ban QLDA Trung ương về thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, các thông số thiết kế phải đáp ứng tiêu chuẩn của đập chắn sóng thì mới đảm bảo an toàn cho đê và Hà Nội muốn làm thì phải thỏa mãn yêu cầu này.

Ngày 14/2, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, hiện đang là Chủ tịch Hội Thủy lợi cho rằng, việc Hà Nội đưa ra phương án hạ đê là nhằm mục đích chỉnh trang, cải tạo nút giao thông An Dương, làm tăng làn đường phục vụ giao thông.

Nếu muốn hạ, Hà Nội phải trả lời rõ các vấn đề về việc nếu hạ đê xuống mức đó thì sẽ có ảnh hưởng như thế nào? Tường xây liệu có ổn không? Bộ yêu cầu phải xây đê bê tông theo tiêu chuẩn của đập.

Tùy vào địa chất từng đoạn để có phương án thiết kế phù hợp. Bởi theo ông Hồng, nếu làm không chuẩn, một khi xảy ra sạt, lún và thấm nước thì với chiều dài 1km sẽ không có cách nào cứu vãn nổi.

Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, thành phố Hà Nội phải chỉ đạo các đơn vị liên quan tính toán, lựa chọn hình thức, kích thước, quy mô, kết cấu của đê bê tông cốt thép phù hợp theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo an toàn chống lũ.

 

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng nhấn mạnh, UBND thành phố Hà Nội thực hiện các ý kiến của Bộ tại văn bản và nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý của các đơn vị, Hội, chuyên gia... tại cuộc họp trao đổi về phương án thiết kế ngày 13/2, theo tin tức trên báo Người đưa tin.

Đây là lần thứ 2 Hà Nội gửi văn bản liên quan phương án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - Thanh Niên tới Bộ Nông nghiệp. Lần thứ nhất vào cuối tháng 10/2016.

Nên đọc
Nguyễn Hà (tổng hợp theo báo Vietnamnet, GĐ&XH)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo