Môi trường

Thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng

Thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng trong 15 năm tới, trừ khi chúng ta bắt đầu thay đổi thói quen sử dụng nước ngay bây giờ.

Người đàn ông trên thuyền đang lấy nước từ biển để chuyển thành nước uống thông qua hệ thống khử mặn ở Bertioga, Brazil

 

Hành tinh đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 40% nguồn cung cấp nước trong 15 năm tới do quá trình đô thị hóa, tăng trưởng dân số, và nhu cầu nước cho sản xuất lương thực, năng lượng, công nghiệp đang ngày càng tăng, Liên Hợp Quốc cho biết.

 

Sự cạnh tranh nước giữa những khu vực có nước và khu vực thiếu nước cho thấy việc quản lý nguồn nước tốt hơn là điều cần thiết để đảm bảo tất cả mọi người đều có nước, Báo cáo của Tổ chức Phát triển Nguồn nước Thế giới cho biết.

 

Với suy nghĩ "mọi việc đâu sẽ vào đấy" khiến thế giới đang phải đối mặt với một "sự sụp đổ của hệ thống kinh tế xã hội toàn cầu," Richard Connor, tác giả chính của báo cáo nói

 

Đến năm 2050 hai phần ba dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố, và nhu cầu về nước dự kiến sẽ tăng 55%, chủ yếu từ nhu cầu liên quan đến phát triển đô thị hóa ở các nước đang phát triển.

 

Đô thị hóa đồng nghĩa với việc tiếp cận nguồn nước sạch và cải thiện vệ sinh môi trường, mặc dù việc này ở các khu vực đô thị phát triển nhanh nhất trong thành phố thường cao hơn.

 

Một ví dụ là ở tiểu vùng Sahara của châu Phi, nơi đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng nhất. Ở đây, tỷ lệ người dân có nước máy đã giảm từ 42% xuống 34% kể từ năm 1990.

 

"Những đô thị hóa tự phát đã tạo ra các khu ổ chuột, khiến cho việc bố trí cung cấp nước cho các khu này rất khó khăn" Joan Clos, giám đốc điều hành của Chương trình Định cư con người của Liên Hợp Quốc (UN-HABITAT) cho biết.

 

Nhiều người, nhiều thực phẩm hơn

 

Đến năm 2050 thế giới sẽ phải sản xuất hơn 60% thực phẩm, và nhu cầu về nước cho ngành công nghiệp được dự đoán sẽ tăng 400%, báo cáo được công bố trước ngày Nước Thế giới vào ngày Chủ nhật, 22/3.

 

Việc gia tăng dân số cũng sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng hơn 70%, và nước là cần thiết để có thể sản xuất gần như tất cả các loại năng lượng.

 

Cũng theo báo cáo, mặc dù chi phí đầu tư cho mục tiêu quản lý nước bền vững khá đắt đỏ nhưng lợi ích thu về lại nhiều gấp bội, bên cạnh ý nghĩa nhân văn là giúp đỡ người nghèo. Theo tính toán, bỏ ra 15-30 tỉ USD cải thiện quản lý nguồn nước ở các nước đang phát triển có thể mang lại cho họ thu nhập 60 tỉ USD mỗi năm. Không những thế, theo ông Connor, thành phố nào có kế hoạch quản lý nước dài hạn sẽ có nền kinh tế mạnh mẽ hơn trong nhiều thập kỷ bởi người dân được tiếp cận nước sạch đồng nghĩa với có sức khỏe, cơ hội học tập và tìm việc làm tốt hơn.

Ngân Hà (Business Insider)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo