Quốc tế

“Thế giới vẫn tiếp tục đi lên cho dù thiếu nước Mỹ”

(DNVN) - Đó là khẳng định của giám đốc Viện Nghiên cứu Potsdam về ảnh hưởng của khí hậu, ông Hans Joachim Schellnhuber tại Hội nghị lần thứ 22 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP22).

Diễn ra từ ngày 7-18/11, Hội nghị lần thứ 22 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP22) được tổ chức trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc trong sự bất ngờ và bất lợi cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

4 năm trước, tỷ phú Donald Trump cho rằng: “Khái niệm biến đổi khí hậu là do Trung Quốc tạo nên với mục đích làm giảm sức cạnh tranh ngành sản xuất ở Mỹ”.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Hội nghị COP22.

Sau khi đắc cử, ông Trump tuyên bố sẽ chi hàng tỉ đô để cải thiện môi trường và nguồn nước của Mỹ thay vì "vung tiền" cho các chương trình chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Về vấn đề này, Erik Solheim - người đứng đầu Chương trình chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lại có quan điểm lạc quan: “Mỹ có thể là quốc gia mạnh nhất thế giới, nhưng không phải là cả thế giới. Thế giới phải tiếp tục tiến lên dù thế nào đi nữa".

Ở thời điểm hiện tại, biện pháp được cho là hữu hiệu nhất là tiếp tục thực hiện các cam kết dù không có sự tham gia của Mỹ. Đối phó với biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ, mà đó là một vấn đề toàn cầu."

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định các cam kết khí hậu của Washington sẽ không thể đảo ngược “bất chấp đường lối, chính sách nào”. Theo ông Kerry, chính các tác nhân thị trường, chứ không phải chính trị, sẽ chế định tương lai năng lượng của thế giới.

Nên đọc
Thu Phương (Theo AFP)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo