Thế nào là điểm đối xứng đối diện trong bẫy nước cọc đỏ?
Theo luật 26 về bẫy nước thì khi bóng vào bẫy nước cọc vàng, người chơi sẽ không bị phạt nếu đánh bóng tại vị trí bóng nằm trong bẫy (Điểm B -Hình 1). Nhưng nếu bóng không thể đánh được trong bẫy, người chơi chấp nhận chịu phạt 1 gậy để có hai lựa chọn sau:
Lựa chọn 1: Đánh bóng tại vị trí ban đầu trước khi bóng vào bẫy (Điểm A – Hình 1) theo luật 26-1a
Lựa chọn 2: Thả bóng trên đường thẳng kéo dài từ cờ đến điểm cắt nước cuối cùng (điểm C – Hình 1) lùi về sau vô tận và đảm bảo bên ngoài bẫy nước. Theo hình vẽ người chơi được thả bóng từ điểm D – Hình 1 kéo về sau theo luật 26-1b
Nếu bóng của người chơi rơi vào bẫy nước cọc đỏ, thì ngoài các lựa chọn cho bẫy cọc vàng đã nói ở trên, người chơi có thêm sự lựa chọn chịu phạt 1 gậy và thả bóng trong vòng bán kính 2 gậy không gần lỗ hơn từ điểm bóng cắt bẫy nước cuối cùng (khu vực tô đậm cạnh điểm C) theo luật 26-1c(i) hoặc điểm đối xứng đối diện (opposite margin) phía bên kia bẫy nước (khu vực tô đậm cạnh điểm E – Hình 1), có khoảng cách tới cờ bằng với điểm cắt cuối tới cờ (khoảng cách từ cờ đến E bằng với từ cờ tới C) theo luật 26-1c(ii).
Vậy thế nào là điểm đối xứng đối diện (opposite margin)?
Trong Luật 26-1(ii) có đề cập đến điểm đối xứng đối diện và người chơi có thể tận dụng nó để giải thoát bóng khỏi bẫy nước cọc đỏ. Khi người chơi thấy rằng phía bên kia bờ nếu thả bóng sẽ dễ dàng cho cú đánh của mình hơn, họ hoàn toàn được phép lựa chọn thả bóng tại điểm đối xứng đối diện bờ bên này bẫy nước.
Để làm rõ hơn khái niệm điểm đối xứng đối diện, hãy xem hình 2 (QĐ 26-1/14), hướng bóng là mũi tên đỏ, các điểm X1,X2,X3 và X4 là 4 điểm bóng cắt nước trong 4 trường hợp khác nhau. Trong 4 trường hợp này điểm Y1, Y3 và Y4 sẽ điểm đối diện của X1, X3 và X4 (và ngược lại), riêng Y2 không phải là điểm đối diện của X2 vì đường thẳng nối X2 và Y2 không đi xuyên suốt bẫy nước mà cắt qua bờ đất 1 lần.
Đối với trường hợp “X1”, “Y1” là “điểm ở mép đối diện của bẫy nước có khoảng cách bằng nhau tính từ lỗ”. Do đó người chơi được phép thả bóng trong vòng 2 gậy từ “Y1” nhưng không gần cờ hơn. Áp dụng tương tự cho các trường hợp “X3”-“Y3” và “X4”-“Y4”, và ở hai trường hợp này người chơi sẽ thấy lợi thế nếu đánh từ điểm Y3 hoặc Y4 khi không phải đánh bóng qua bẫy nước.
Riêng trường hợp “X2”-“Y2” thì “Y2” không phải là điểm cắt ngang bẫy từ X2 bởi vì đường thẳng tưởng tượng nối “X2” và “Y2” vẫn cắt ngang phần đất phía bên ngoài bẫy nước. Bởi định nghĩa về “điểm ở mép đối diện” là điểm cắt ngang qua bẫy nước (như hình trên thì X2-Y2 cắt ngang qua cả khu vực ngoài bẫy nước) tính từ “điểm cắt mép cuối cùng trước khi bóng đi vào bẫy”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo