Thể thao

"Mánh" thay người để câu giờ sắp bị chặn đứng ở giải ngoại hạng Anh

Ngoại hạng Anh có thể sẽ làm “cách mạng” với hàng loạt sự thay đổi về luật thi đấu, nhằm tăng tốc độ và thời gian bóng sống của các trận đấu.

Hậu vệ số 1 Việt Nam báo tin rất vui từ Hàn Quốc / Mourinho cảnh báo xấu, M.U sắp mất De Gea

Theo The Times, các nhà làm luật của International FA Board (Ifab) đã đang nỗ lực để đề ra những quy định mới nhằm hạn chế tối đa "chiến thật"câu giờ trong các trận đấu ở Premier League.

Một trong những quy định mới đang được đề xuất, là bắt buộc các cầu thủ phải rời sân bằng cách bước ra khỏi đường biên gần nhất, chứ không phải đi bộ lững thững từ giữa sân vào khu kỹ thuật như trước nữa.

Nếu luật mới được thông qua, Shaqiri sẽ không còn có thể đi bộ từ từ ra khỏi sân rồi ôm chầm lấy Jurgen Klopp khi bị ông này thay ra nữa.

Được biết, hiện tại, thời gian bóng sống ở Premier League chỉ đang dừng lại ở mức trung bình 55 phút, 9 giây ở mỗi trận đấu 90 phút. Trong khi đó, gần 35 phút còn lại là thời gian bóng chết và bị cầu thủ hai bên… câu giờ.

Ngoài quy định trên, thực ra các nhà làm luật còn đã đang đề ra nhiều biện pháp khác để giảm thiểu thời gian bóng chết ở Premier League.

“Tìm cách để cắt giảm lượng thời gian bị lãng phí, và tăng tốc độ cũng như thời gian thi đấu là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi” – một quan chức của Ifab chia sẻ.

“Một quy định mới cấm các đội bóng thay người trong thời gian đá bù giờ cũng là một ý tưởng thú vị và có thể sẽ hiệu quả. Bởi hiện tại, theo luật, mỗi khi có đội thay người trong thời gian bù giờ, các trọng tài tự động cộng cho thêm 30 giây thi đấu nhưng thực ra, thời gian mà các cầu thủ “câu” được là nhiều hơn thế”.

Hiện tại, rất nhiều HLV sử dụng chiêu "thay người chiến thuật" ở các phút bù giờ nhằm câu thời gian.

 

Tuy vậy, quan chức của Ifab cũng khẳng định rằng những quy định mới bao giờ cũng tiềm ẩn những vấn đề lớn, và cần suy xét thận trọng trước khi chính thức áp dụng:

“Với mỗi quyết định mới, chúng ta đều phải cho áp dụng thử để xem có biến cố nào không, xem nó có công bằng hay không. Ví dụ, với quy định tôi vừa đề cập ở trên, nếu trong trường hợp có một cầu thủ bị gãy chân trong thời gian bù giờ thì sao? Chẳng lẽ cậu ấy sẽ không được thay thế?”.

Trong một nỗ lực khác để tăng tốc độ của các trận đấu, Ifab cũng đang cân nhắc cho phép thực hiện một quả phạt khi bóng còn đang di chuyển. Đây là một quy định hết sức thú vị!

Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm