Thể thao

“Olympic Việt Nam có cơ sở để mơ về ngôi đầu bảng D Asiad 2018”

Trước ngày lên đường sang Indonesia dự Asiad 2018, trưởng đoàn đội tuyển Olympic Việt Nam Dương Vũ Lâm, đồng thời là cựu Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn của VFF nhận định sơ lược về các đối thủ trong bảng D của Olympic Việt Nam.

10 ƯCV cho danh hiệu Vua phá lưới Premier League 2018-2019 / Đội hình tối ưu nhất của M.U ở mùa giải 2018-2019

Muốn tiến sâu tại môn bóng đá nam Asiad năm nay, Olympic Việt Nam phải đứng đầu bảng, hòng tránh đối thủ mạnh ở vòng 1/8, mà muốn đứng đầu bảng, phải đánh bại Nhật?

Về lý thuyết là vậy. Theo nhiều thông tin và theo tính toán, nếu không đứng đầu bảng D, Olympic Việt Nam có thể sẽ gặp Hàn Quốc ở vòng 1/8. Lâu nay, khi đá với các đội bóng thuộc khu vực Đông Á, các đội tuyển Việt Nam khó đá hơn khi gặp các đội Tây Á, bởi họ thi đấu với chúng ta thường xuyên hơn, hiểu lối đá của chúng ta.

Nhưng đấy là về lý thuyết, còn trên thực tế, đội tuyển Olympic Việt Nam vẫn muốn thi đấu đạt thành tích tốt ở vòng bảng, kể cả khi đá với Nhật Bản, vẫn có thể mơ về ngôi đầu bảng, vì đá bóng là phải có mục tiêu.

Olympic Việt Nam đã sẵn sàng cho Asiad (ảnh: Đình Viên)
Olympic Việt Nam đã sẵn sàng cho Asiad (ảnh: Đình Viên)

Ông đánh giá thế nào về đội tuyển Olympic Nhật Bản, thưa ông?

Nhật Bản chỉ dùng thành phần U21 dự Asiad, nhằm chuẩn bị lực lượng cho Olympic Tokyo 2020, diễn ra trên sân nhà của họ. Nếu U21 Nhật Bản có thành phần và lối chơi tương tự như hồi họ đá ở giải giao hữu quốc tế ở Thái Lan hồi cuối năm 2017, ngay trước thềm VCK U23 châu Á 2018, tôi tin các cầu thủ Việt Nam không ngán họ.

Vấn đề là từ cuối năm 2017 đến nay đã 8 tháng, trong 8 tháng đấy, không biết U21 Nhật Bản có bổ sung thêm cầu thủ tốt để tham dự Asiad hay không, đồng thời tốc độ trưởng thành của các cầu thủ trẻ Nhật Bản trong 8 tháng qua như thế nào.

Trưởng đoàn Dương Vũ Lâm (phải) đánh giá cao tài cầm quân của HLV Park Hang Seo (ảnh: Vũ Dương)
Trưởng đoàn Dương Vũ Lâm (phải) đánh giá cao tài cầm quân của HLV Park Hang Seo (ảnh: Vũ Dương)

Còn về các đội Pakistan và Nepal ra sao?

Mấy ngày gần đây, nhiều người nói nhiều về Nhật Bản, trong khi đầu tiên, muốn vượt qua vòng bảng thì Olympic Việt Nam phải đánh bại Pakistan và Nepal, phải hoàn thành chỉ tiêu tối thiểu cái đã. Toàn đội đang cố gắng thu thập thông tin về các đối thủ này qua các kênh khác nhau, để nghiên cứu và đánh giá về họ. Tôi cho rằng các đội bóng thuộc khu vực Tây Nam Á gồm Ấn Độ, Pakistan, Nepal hay Sri Lanka có trình độ gần nhau, lối chơi tương tự nhau.

Về mặt lối chơi, cứ hình dung lối đá của các đội này hơi giống với lối chơi của đội tuyển Malaysia tại khu vực Đông Nam Á, tức là thiên về thể lực, nhưng nền tảng thể lực và thể hình không quá vượt trội so với các đội bóng Việt Nam.

Để có chiến thắng, Olympic Việt Nam phải đá tấn công, trong khi sở trường của chúng ta từ giải U23 châu Á là phòng ngự?

Tôi không phải là người quyết định về mặt chuyên môn, nhưng nhìn vào cách tuyển quân của HLV Park Hang Seo trước giải, giới chuyên môn nói chung không khó để nhận ra rằng ông Park muốn xây dựng lối chơi tấn công khi đối đầu với các đối thủ không mạnh hơn Olympic Việt Nam trong bảng.

Khi đối thủ đã hiểu về lối chơi của chúng ta thông qua giải U23 châu Á cách nay nửa năm, đội tuyển cần một lối chơi khác, đa dạng hơn. Tôi cho rằng những con người mà Olympic Việt Nam có trong tay có thể phục vụ sự đa dạng đấy. Chúng ta có nhiều cầu thủ đa năng, có thể đá ở nhiều vị trí khác nhau, có trung phong Anh Đức cao lớn có thể giải quyết các pha bóng bổng, và có Văn Quyết giàu kinh nghiệm, giỏi gây đột biến ngay phía sau trung phong.

Xin cảm ơn ông!

Theo Dân trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm