“Soi” sức mạnh của các đội bóng dự VCK U23 châu Á 2020
Báo Thái Lan: “Đừng hổ thẹn khi bị Việt Nam vượt mặt!” / Supachai đối diện với án phạt nặng sau khi chơi xấu với Đình Trọng
U23 châu Á tiền thân là giải U22 châu Á, lần đầu tiên tổ chức vào năm 2013. Đến năm 2016, giải đấu này được đổi tên thành U23 châu Á và bắt đầu được tổ chức với kì hạn hai năm một lần. Cho tới giải năm 2020, giải đấu này sẽ được tổ chức lần thứ tư với quy mô 16 đội. Vậy ở giải đấu sắp tới các đối thủ của U23 Việt Nam là những đội bóng như thế nào?
1. U23 Uzbekistan: Uzbekistan là đương kim vô địch U23 châu Á sau khi đánh bại tuyển Việt Nam 2-1 nhờ bàn thắng quyết định ở những phút bù giờ cuối cùng của hiệp phụ. Uzbekistan thuốc nhóm các đội bóng có “thâm niên” tại giải U23 châu Á khi họ luôn có mặt tại giải đấu này từ lần đầu tiên tổ chức. Ở vòng loại, U23 Uzbekistan có một chiến thắng và một trận hòa (bảng có ba đội), đứng đầu bảng F.
2. U23 Việt Nam: U23 Việt Nam đang giữ vị trí á quân U23 châu Á. Giải U23 sắp tới cũng là lần thứ ba đội tuyển U23 Việt Nam tham dự sân chơi châu lục. Ở vòng loại, U23 Việt Nam đã thể hiện sức mạnh thuyết phục với ngôi đầu bảng K sau ba trận toàn thắng (hiệu số bàn thắng bại 11-0) và nằm trong nhóm bốn đội vượt qua vòng loại mà không thủng lưới.
3. U23 Qatar: Đội bóng xếp hạng ba tại U23 châu Á 2018 cũng sẽ có lần thứ ba tham dự U23 châu Á khi tham dự giải đấu tại Thái Lan. Bóng đá Qatar đang ở giai đoạn thăng hoa mạnh mẽ, đội tuyển quốc gia của họ vừa vô địch châu Á vào cuối năm ngoái. Tại vòng loại, U23 Qatar đứng đầu bảng A với 2 trận thắng 1 trận hòa (hiệu số bàn thắng bại 9-2).
4. U23 Hàn Quốc: Bóng đá Hàn quốc luôn trong tốp đầu của bóng đá châu lục, tuy nhiên đội bóng này lại chưa từng vô địch giải U23 châu Á. Tuy nhiên họ luôn có mặt tại bán kết, xếp hạng 4 (2013, 208), hạng nhì 2016. U23 Hàn Quốc có 2 chiến thắng, 1 hòa ở vòng loại và đứng đầu bảng H (hiếu số bàn thắng bại 16-3).
5. U23 Thái Lan: U23 Thái Lan không thi đấu thành công ở vòng loại, nhưng họ sẽ là chủ nhà nên đội tuyển vẫn dự giải U23 châu Á 2020. U23 Thái Lan chưa từng vượt qua vòng bảng U23 châu Á trong hai lần dự giải trước đây.
6. U23 Bahrain: Đội bóng duy nhất còn xa lạ với giải U23 châu Á trong 16 đội tham dự vòng chung kết, đội bóng này sẽ có lần đầu tiên tham dự giải trẻ cấp châu lục. U23 Bahrain toàn thắng cả ba trận ở vòng bảng (hiệu số bàn thắng bại 12-0).
7. U23 Iraq: U23 Iraq vô địch trong lần đầu tiên khi giải đấu vẫn còn mang tên U22 được tổ chức tại Oman. Trong hai lần tham dự còn lại U23 Iraq đều vượt qua vòng bảng, ởgiải đấu gần nhất, họ đã thua U23 Việt Nam tại tứ kết. Tại vòng loại U23 Iraq đứng đầu bảng C với hai trận thắng một trận hòa (hiệu số bàn thắng bại là 7-0).
8. U23 UAE: Trở lại giải U23 châu Á sau khi không được tham dự giải đấu được tổ chức lần ba tại Trung Quốc năm 2018. Đội tuyển U23 UAE trước đây đều có thành tích tốt tại giải trẻ với việc hai lần liên tiếp vào tứ kết ở các giải 2013, 206. Tại vòng loại, UAE đã đứng đầu bảng D với 2 trận thắng, 1 trận hòa (hiệu số bàn thắng bại là 10-2).
9. U23 Jordan: Bóng đá trẻ của Jordan cũng luôn là một thế lực của châu lục, thành tích tốt nhất của họ là hạng ba tại giải năm 2013. Tại vòng loại, U23 Jordan đứng đầu bảng E với hai chiến thắng và một trận hòa (hiệu số bàn thắng bại là 6-2).
10. U23 Triều Tiên: Lần thứ tư vượt qua vòng loại của U23 Triều Tiên, đội bóng này chưa thể vươn xa khi mới chỉ một lần lọt và tứ kết năm 2018. Ở vòng loại, U23 Triều Tiên có 2 chiến thắng, 1 trận hòa và đứng đầu bảng G (hiệu số bàn thắng bại là 4-1).
11. U23 Nhật Bản: Đội tuyển xứ hoa anh đào sẽ là ứng viên hàng đầu cho chức vô địch U23 châu Á 2020, đội bóng này từng vô địch U23 châu Á vào năm 2016. Ở vòng loại, U23 Nhật Bản toàn thắng cả ba trận, ghi tới 22 bàn và không một lần lọt lưới, họ là đội bóng xuất sắc nhất tại vòng loại.
12. U23 Trung Quốc: U23 Trung Quốc luôn có mặt tại các vòng chung kết kể từ lần đầu tổ chức, họ là chủ nhà giải 2018. Tuy nhiên, thành tích của các đội U23 Trung Quốc chưa cao, cả ba lần họ đều dừng bước ở vòng bảng. U23 Trung Quốc đứng đầu bảng J (2 thắng, 1 hòa, hiệu số bàn thắng bại 15-2)
13. U23 Australia: Tham dự đầy đủ các vòng chung kết, thành tích tốt nhất của U23 Australia là tứ kết giải U23 châu Á 2016. Tại vòng loại, họ đứng nhì bảng H với hai chiến thắng và một trận hòa (hiệu số bàn thắng bại 14-2), U23 Australia dự vòng chung kết với tư cách đội bóng hạng nhì tốt nhất.
14. U23 Iran: Trở lại giải U23 châu Á sau khi vắng mặt ở giải đấu năm 2018, U23 Iran cũng từng lọt vào tứ kết giải năm 2016. Sau vòng loại, họ đứng nhì bảng H với hai chiến thắng và một trận hòa (hiệu số bàn thắng bại 6-1), U23 Iran cũng xếp thứ hai ở danh sách các đội hạng nhì.
15. U23 Syria: Thành tích tốt nhất của U23 Syria tại giải U23 châu Á là vào tới tứ kết năm 2016, họ cũng chưa một lần vắng mặt. Sau vòng loại, U23 Syria đứng nhì bảng E với hai thắng, một trận hòa (hiệu số bàn thắng bại 5-1). U23 Syria lấy vé dự vòng chung kết với tư cách đội bóng hạng nhì xếp thứ ba.
16. U23 Saudi Arabia: Luôn tham dự đầy đủ các giải U23 châu Á, thành tích tốt nhất của U23 Saudi Arabia là hạng nhì năm 2013. Tại vòng loại, họ đứng nhì bảng D với hai chiến thắng và một trận hòa (hiệu số bàn thắng bại 9-1), U23 Saudi Arabia là đội bóng hạng nhì xếp thứ tư, giành tấm vé cuối cùng dự vòng chung kết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo