Bài toán cấp 'đại học' của Rangnick
Lukaku xuất hiện kịp thời lúc Chelsea chới với / Vì sao ĐT Việt Nam không thắng nổi ĐT Thái Lan để vào chung kết?
So với thời Ole Gunnar Solskjaer, Man United thời Ralf Rangnick thi đấu ra dáng một đội bóng lớn hơn rất nhiều. Triết lý gegenpressing đang được chiến lược gia người Đức đưa dần vào Man United và phát huy tác dụng ngay ở những trận đầu tiên.
Chúng ta sẽ lấy trận ra mắt Premier League của Rangnick làm ví dụ (gặp Crystal Palace hôm 5/12). Đó là trận đấu mà bằng cảm quan, tất cả NHM đều cảm nhận được đội hình Man United dâng lên khá cao và tranh chấp, càn quét nhiệt tình bên phần sân đối phương.
Theo thống kê, Man United có tới 65 lần giành lại quyền kiểm soát bóng bằng triết lý pressing của Rangnick. Đây là số lần đoạt lại quyền kiểm soát bóng cao thứ nhì của Man United trong mùa 2021/22. Trong 65 lần đoạt được bóng của Crystal Palace, có 12 lần Man United làm được bên phần sân đối thủ.
Đây là con số chứng minh rất rõ rệt sự tích cực của các ngôi sao Quỷ đỏ trong nỗ lực dâng cao đội hình pressing. Chỉ số này thời Solskjaer chỉ là 7 mà thôi. Ở trận gặp Norwich, số lần Man United cướp được bóng còn lên tới 70 – cao nhất mùa này.
Coi như Man United đã giải quyết được một trong những bài toán nhức nhối nhất thời Solskjaer. Tuy nhiên, câu hỏi tiếp theo mà Rangnick cần trả lời là: “Giành được bóng rồi làm gì tiếp theo?”.
Rangnick mới chỉ giúp M.U giành lại được bóng mà chưa thể chuyển ngay sang trạng thái tấn công
Ở cả 2 trận gặp Crystal Palace và Norwich, rõ ràng là Man United chưa biết phải làm gì tiếp theo sau khi giành được quyền kiểm soát bóng. Một trong những công thức hay được Rangnick sử dụng nhất là đưa trái bóng ra biên để Alex Telles hoặc Diogo Dalot dâng lên tạt bóng. Thi thoảng, Man United vẫn dùng lại kiểu tấn công điển hình thời Solskjaer: Đưa bóng cho Bruno Fernandes rồi tiền vệ này chuyền điểm rơi vào vòng cấm địa cho Cristiano Ronaldo.
Những phương án triển khai tấn công của Man United vẫn còn rất nhạt nhẽo và thiếu hiệu quả. Nó thể hiện rõ rệt qua việc Quỷ đỏ mới ghi được 2 bàn thắng tại Premier League dưới thời Rangnick và một trong số đó còn đến từ chấm penalty.
Cùng là pressing, nhưng Liverpool và Man City thường ngay lập tức có những cú “fast break” (chuyển trạng thái từ phòng ngự sang tấn công) vô cùng hiệu quả sau khi giành lại quyền kiểm soát bóng, trong khi đó, chúng ta chưa thấy cú “fast break” nào ấn tượng từ Man United cả.
Dùng sức mạnh để gây sức ép và giành được bóng từ chân đối thủ là điều mà kể cả những đội bóng yếu cũng có thể làm tốt. Sự khác biệt tạo nên một công thức chiến thắng là cách thức triển khai lối chơi ngay lập tức sau khi có bóng. Hy vọng chúng ta có thể nhìn thấy một phương án hiệu quả của Rangnick ở trận gặp Newcastle đêm nay.
Rangnick khác Solskjaer thế nào?
Bản đồ nhiệt mà PremierLeague.com cung cấp ở đây sẽ cho chúng ta thấy sự khác biệt rõ rệt của Man United thời Solskjaer và Rangnick. Đội hình của Solskjaer hoạt động rất thấp (ảnh trái), trong khi đó Rangnick dâng khá cao đội hình tranh cướp bóng bên phần sân đối thủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
HLV Ruben Amorim nhận trát sa thải sau trận thua Newcastle, Manchester United trở lại vụ Zidane?
Trụ cột ĐT Việt Nam khiến CĐV 'ngã ngửa', HLV Kim Sang-sik thở phào trước Chung kết AFF Cup 2024
ĐT Việt Nam nhận 'đặc quyền' hiếm thấy, Thái Lan 'giương cờ trắng' ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024?
Nguyễn Xuân Son tập riêng trước trận gặp Thái Lan, trụ cột ĐT Việt Nam lên tiếng về chấn thương
Thái Lan nhận tin dữ trước chung kết AFF Cup 2024, HLV Kim Sang Sik tự tin giúp ĐT Việt Nam 'trả nợ'
ĐT Việt Nam nhận 'chiến thư', Nguyễn Xuân Son bị cảnh báo trước chung kết ASEAN Cup 2024