Thể thao

Bản quyền truyền hình V-League bị “ế”, Chủ tịch VPF nói gì?

Chủ tịch VPF Trần Anh Tú thừa nhận bản quyền V-League đang gặp khó trong việc đẩy cao giá trị thương mại.

Thầy Công Phượng đề xuất V-League đá như K-League, VPF nói gì? / Những tài năng ở V-League 'vô duyên' với đội tuyển quốc gia

Từ năm 2017, Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) ký hợp đồng với một đơn vị truyền thông về việc khai thác bản quyền truyền hình V-League.

Tuy nhiên, khi phát hiện có những bất cập cũng như bất lợi, sau kỳ đại hội bầu Hội đồng quản trị mới, ông Trần Anh Tú với vai trò Chủ tịch HĐQT đã yêu cầu xem xét lại, thanh lý hợp đồng.

Theo quan điểm của Chủ tịch Trần Anh Tú thì VPF muốn có hợp đồng tốt để V-League có thể khai thác thương mại, thu được tiền từ bản quyền truyền hình. Được biết, một đơn vị truyền thông của Việt Nam đang nắm bản quyền truyền hình V-League.

Bản quyền truyền hình V-League bị “ế”, Chủ tịch VPF nói gì? - 1

Bản quyền V-League bị "ế" là vấn đề mà VPF trăn trở

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các CLB vẫn chưa nhận được tiền từ việc bán bản quyền truyền hình. Nhiều khả năng, bản quyền truyền hình vẫn là hình thức “hàng đổi hang”.

Về vấn đề này, người đứng đầu VPF trăn trở: “V-League là bộ mặt của bóng đá Việt Nam, giải có tốt thì bóng đá nước nhà mới phát triển. Đơn cử như chuyện kiếm tiền cho V-League.

Nhìn sang Nhật Bản, giải J-League của họ bán bản quyền truyền hình được 172 triệu USD trong mùa 2018 trên tổng thu nhập 250 triệu USD. Thế nhưng với V-League, nguồn thu này vẫn ở dạng tiềm năng”.

Cũng theo ông Tú, một số đơn vị nước ngoài đặt vấn đề mua bản quyền V-League 2019. Tuy nhiên, để có sản phẩm tốt và được giá, thì chính các CLB cũng phải cải thiện chất lượng mặt cỏ, khán đài… để làm sao lên hình tốt hơn khi hình ảnh giải đấu được phổ rộng ra nhiều quốc gia.

Được biết, cách đây 2 năm, VPF đã được một đối tác hỗ trợ lại 1 tỷ đồng tiền bản quyền truyền hình. Số tiền này chẳng đáng là bao, nhất là khi nhìn sang các quốc gia trong khu vực như Thái Lan. Dự kiến ở bản hợp đồng mới, BTC Thái-League sẽ nhận khoảng 50 triệu USD/mùa giải, có nghĩa cao hơn rất nhiều lần so với giải VĐQG Việt Nam.

 

Trước đó, chia sẻ với báo chí, ông Trần Anh Tú cho rằng việc bản quyền truyền hình V-League bị “ế” là có yếu tố lịch sử. Người đứng đầu VPF nói: “Tôi nghĩ việc tăng giá bản quyền truyền hình là kế hoạch lâu dài trong việc phát triển thương hiệu, hình ảnh của giải đấu.

Tôi nghĩ với số tiền thu lại chưa nhiều nhưng các đài truyền hình đã phải bỏ ra số tiền lớn trong việc sản xuất các trận đấu các giải vô địch quốc gia.

Đây là nỗ lực mang hình ảnh của giải đấu tới người hâm mộ cả nước. Khi hình ảnh thương hiệu của giải đấu cao hơn thì chắc chắn các đài truyền hình sẽ thu lại được nhiều hơn, để bù lấp cho chi phí sản xuất”.

“Giá trị thu được chưa tương xứng với giá trị của bản quyền truyền hình. Tuy nhiên, đây là yếu tố lịch sử để lại và chúng ta cũng nên hiểu rằng xuất phát điểm giá trị bản quyền truyền hình V-League gặp rất nhiều khó khăn.

Hi vọng rằng sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ giúp bản quyền thương mại các giải đấu vô địch quốc gia tăng giá trị nhiều hơn”, ông Trần Anh Tú chốt lại.

 

Clip các bàn thắng đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm