Bản quyền truyền hình V.League lên tới 2,5 triệu USD/mùa từ 2023: Bước tiến lịch sử của V.League
Đội hình tiêu biểu vòng 13 Premier League: Vinh danh Casemiro / Nội bộ Chelsea lại bất đồng trong việc mua Ronaldo
“Một công ty sẵn sàng đề nghị sở hữu bản quyền truyền hình V.League kể từ mùa 2023 với giá trị gấp gần 20 lần so với hiện tại”, Chủ tịch HĐQT VPF - Trần Anh Tú từng chia sẻ như vậy cách đây 1 năm về trước. Cụm từ hiện tại khi đó được ông mô tả có giá trị tương ứng với hơn 10 tỷ đồng trong nhiều mùa giải. Nhưng con số ấy lại ít quy đổi ra tiền mặt. Vì vậy, việc chia quyền lợi cho các CLB tại V.League còn khiêm tốn.
Quả thực, sau đúng 1 năm, khi V.League 2022 sắp hạ màn và mùa giải 2023 chỉ còn vài tháng nữa là khởi tranh, hợp đồng mới dành cho bản quyền truyền hình đối với giải đấu bóng đá chuyên nghiệp số 1 Việt Nam đã được một nhà đài ký kết với VPF. Theo đó, trong vòng 4 năm, tương đương với 5 mùa giải bao gồm: V.League 2023, V.League 2023/24, V.League 2024/25, V.League 2025/26, V.League 2026/27 sẽ đón khoản tiền ấn tượng xoay quanh bản quyền truyền hình. Cụ thể mỗi mùa, bản quyền giải đấu sẽ được nhận tới 2,5 triệu USD, tương đương với hơn 60 tỷ đồng. Ấn tượng hơn, gói tài trợ này sẽ được trả bằng tiền mặt, thay vì quy đổi theo hình thức gián tiếp trên sóng truyền hình như trước kia.
Công tác chuẩn bị trước một trận đấu của V.league - Ảnh: Đức Cường
Bước tiến lịch sử của V.LeagueCũng theo tìm hiểu của Bongdaplus, đây là một nhà đài mới lần đầu thương thảo bản quyền truyền hình với VPF. Nhiều nguồn tin cho rằng đó là FPT, tập đoàn cũng sở hữu nhiều gói bản quyền truyền hình của hệ thống các giải cúp thuộc UEFA cũng như AFC trong thời gian qua. Bên cạnh đó, một số thông tin cho biết song song với giá trị rất cao lên tới 60 tỷ đồng/năm, gói bản quyền mà nhà đài mới ký hợp đồng với VPF sẽ bao gồm đầy đủ phương diện thương mại và truyền thông. Đây cũng là điều mà UEFA hay AFC hay thực hiện khi thương thảo và bán các gói bản quyền với những đơn vị truyền hình trên thế giới.
Theo đó, nhà đài này sẽ được phép khai thác tối đa hình ảnh của V.League, cũng như đàm phán, chia sẻ các video xoay quanh giải đấu cho các cơ quan báo chí, truyền thông có nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, nhà đài ký kết với VPF cũng sẽ hỗ trợ truyền thông cho VPF cùng các CLB kể từ V.League 2023. Tính đến hiện tại, VPF chưa đưa ra bất cứ khẳng định nào về danh tính nhà đài và giá trị bản quyền truyền hình. Dự kiến trong thời gian tới, VPF sẽ thông báo chi tiết về tình hình bản quyền truyền hình của V.League nói riêng và các giải bóng đá chuyên nghiệp nói chung.
Quả thực, thông tin về việc VPF đàm phán bản quyền truyền hình có giá trị lớn với một nhà đài đem đến sự phấn khích lớn với giới mộ điệu Việt Nam. Bởi thực tế trong suốt 12 năm qua, bản quyền truyền hình vẫn là câu chuyện khiến CLB cũng như người hâm mộ đau đáu. Với nhiều giải đấu trên thế giới, bản quyền truyền hình có thể xem như nguồn thu hấp dẫn giúp các CLB cũng như chính những giải đấu đó phát triển mạnh mẽ. Đơn cử như tại Đông Nam Á, Thai League (giải VĐQG Thái Lan) đã tiến bộ nhờ việc nhà đài cạnh tranh và chi nhiều tiển để mua bản quyền giải đấu.
Lật giở lại lịch sử, năm 2010, truyền hình AVG đã nắm bản quyền truyền hình V.League với thời hạn 20 năm, với giá trị 6 tỷ đồng/năm và tăng từ 10-15% sau mỗi mùa giải. Tuy nhiên sau đó, VPF được thành lập nên AVG đã không còn nắm trong tay bản quyền V.League. 7 năm sau, Next Media ký hợp đồng với Công ty VPF để sở hữu toàn bộ bản quyền truyền hình Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam từ năm 2017 đến hết mùa giải 2022. Được biết, mỗi năm Next Media trả cho VPF khoảng 2 tỷ đồng tiền mặt. Ngoài ra là thời lượng quảng cáo trong mỗi trận đấu (trung bình khoảng 9 phút/trận đấu). Tất nhiên, con số kể trên là rất khiêm tốn.
Thai League được bán với gói bản quyền rất “khủng”
Hồi tháng 6 năm 2020, LĐBĐ Thái Lan (FAT) và đối tác là công ty truyền thông Zense, đơn vị sở hữu kênh Eleven Sport, chính thức thông báo gói hợp tác bản quyền truyền thông các giải đấu bóng đá tại Thái Lan, cũng như các đội tuyển Thái Lan, với tổng giá trị lên đến 12 tỷ baht (gần 9.000 tỷ đồng). Gói bản quyền truyền thông này kéo dài trong 8 năm, từ 2021 đến 2028, và mỗi năm bình quân bóng đá Thái Lan nhận được khoảng 1,5 tỷ baht (hơn 1.115 tỷ đồng). Trong số 1,5 tỷ baht/năm kể trên, FAT sẽ nhận 1,2 tỷ baht là tiền mặt, số còn lại đến từ lợi tức của việc sản xuất các chương trình truyền hình đồng hành, mang tính tương tác. Chủ yếu, giá trị của gói bản quyền truyền thông sẽ được dành cho giải Thai League và ĐTQG Thái Lan, còn các đội tuyển khác như các đội trẻ, đội nữ, futsal thật ra chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Trước đó, True Vision từng ký với giải Thai. League và FAT số tiền tổng cộng 6,6 tỷ baht (khoảng 4.900 tỷ đồng) cho 10 năm. Riêng 3 năm cuối từ 2017 – 2020 có giá 4,2 tỷ baht (hơn 3.100 tỷ đồng).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhận gáo nước lạnh từ HLV Kim Sang-sik, công thần ĐT Việt Nam vỡ mộng trước AFF Cup 2024
Công Phượng gây sốt tại Bình Phước, HLV Kim Sang Sik có quyết định bất ngờ về danh sách ĐT Việt Nam
HLV Kim Sang Sik nhận 'tối hậu thư', ĐT Việt Nam nguy cơ dừng bước sớm ở AFF Cup 2024
HLV Kim Sang Sik nhận 'mật thư', nhà vô địch V.League hết cửa dự AFF Cup 2024?
HLV Kim Sang Sik nhận món quà lớn, cựu HLV Thái Lan bất ngờ ủng hộ ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2024
Man United gây bất ngờ lớn trên TTCN, lộ diện tân binh đầu tiên dưới thời Ruben Amorim