Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về quy định tập thể thao nhạy cảm
Quảng Nam chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng cho giải bóng chuyền nữ Quốc tế VTV Cup 2019 / World Cup bóng đá nữ tăng lên 32 đội, Việt Nam thêm cơ hội dự VCK
Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Xuân Phúc hôm nay cho biết, Nghị định 46 ra đời căn cứ trên Luật TDTT sửa đổi 2018, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật Tổ chức Chính phủ 2015. Các quy định trong Nghị định 46 có tính chất kế thừa, chứ không phải quy định mới được ban hành.
Ảnh minh họa.
Trước đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới thông tin từ Nghị định 46 về việc phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi truỵ, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nghị định còn đưa ra rất nhiều quy định đáng chú ý khác. Với các hành vi gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người khác thông qua bài tập thể thao sẽ bị phạt từ 10-15 triệu đồng (trừ những bài, môn tập được pháp luật cho phép).
Với các hành vi gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người khác thông qua bài tập thể thao sẽ bị phạt từ 10-15 triệu đồng (trừ những bài, môn tập được pháp luật cho phép).
Các hành vi gian lận trong thể thao cũng được quy định xử phạt trong nghị định này. Cụ thể, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với hành vi gian lận tên, tuổi, giới tính để được tuyển chọn vào các đội tuyển thể thao.
Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với các hành vi làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao. Đối với các trọng tài điều khiển các cuộc thi đấu thể thao, bị phạt từ 15-20 triệu đồng nếu điều hành thiếu trung thực, khách quan.
Phạt tiền 10-15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích (doping) thuộc danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao. Cá nhân, tổ chức bao che cho VĐV sử dụng doping sẽ bị xử phạt từ 15-20 triệu đồng. Bên cạnh đó VĐV sử dụng doping sẽ bị cấm tham gia thi đấu thể thao từ 1-3 tháng.
Quy định trên đã gây nên một số băn khoăn, đặc biệt là khái niệm "thể thao khiêu dâm, đồi truỵ". Từ đó cũng có ý kiến cần có hướng dẫn chi tiết, cụ thể để thực thi.
Trả lời báo chí, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói: “Qua thực tế kiểm tra, một số môn thể thao hiện nay như Yoga đã xuất hiện Yoga khoả thân. Hoặc thậm chí thể dục dưỡng sinh cũng có những hình thức như “suối nguồn tươi trẻ”.
Những hoạt động như thế này không phù hợp với thuần phong, mỹ tục. Chúng tôi cũng biết cả môn dance sports cũng có những hình thức tập luyện không đúng”.
Thậm chí, theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trong Nghị định thì nhiều nghị định mang tính răn đe, có cái khó quy định chi tiết. Một phần vì văn hoá Việt Nam không giống như văn hoá nước ngoài. Bởi vậy, quy định nêu trên chỉ mang tính định tính chứ chưa định lượng được.
“Tôi lấy ví dụ như quy định về trang phục, chúng tôi cũng không thể quy định ngắn thì chừng nào là ngắn một cách chi tiết, vì như vậy khi xử phạt thì chúng tôi phải đo. Như thế thì rất khó”, Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Xuân Phúc cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Jose Mourinho chính thức xác nhận vụ Ronaldo trở lại châu Âu, CR7 bị Al Nassr thanh lý hợp đồng?
ĐT Việt Nam bất ngờ nhận 'món quà lớn', HLV Kim Sang Sik rộng cửa lập kỷ lục tại AFF Cup 2024
HLV Kim Sang Sik ra quyết định quan trọng trước AFF Cup 2024, xác định thời điểm đội trưởng ĐT Việt Nam lộ diện
Xong vụ Pogba trở lại Old Trafford, Man United chiêu mộ bom tấn từ Real Madrid với giá khó tin?
Trung vệ ĐT Việt Nam gây sốt khi tậu xe hơi gần 6 tỷ đồng
Ruben Amorim gửi tối hậu thư sau trận hòa Ipswich, Marcus Rashford trên đường rời Man United ?