Charlie Scott trầm cảm khi bị M.U chối bỏ
Dortmund hứa tăng lương để giữ chân Sancho / Đội hình trong mơ cực mạnh của Rô 'béo': Có Messi nhưng không Cristiano Ronaldo
Hành trình tuyệt vọng
Những ngày này, Scott sống theo một nhịp sống khác. Anh dậy từ lúc 5 giờ rưỡi sáng. Sau đó lái xe từ nhà, ở Stoke-on-Trent (Staffordshire, Anh), tới một công trình xây dựng cách đó khoảng hơn 50 dặm. Ở đó anh làm những gì mà các thợ chính sai bảo. Một công việc thuần tay chân, đầy nhọc nhằn, nhưng ít ra còn giúp Scott kiếm được ít tiền. Ngoài ra, nó còn giữ cho đầu óc anh bận rộn và không lang thang tới nơi mà anh không muốn nó tới. Rồi anh về nhà, chạy một vòng hay ra sân vườn chơi bóng. Scott vẫn muốn trở thành một cầu thủ. Dù bóng đá đã đối xử với anh quá tệ.
Scott bị Man United loại khỏi học viện vào mùa Hè năm 2018. Đó là một cú sốc. Anh đã gắn bó với Man United từ năm 6 tuổi, nghĩa là “tôi đã gắn bó với CLB trong ba phần tư cuộc đời mình. Thế rồi chuyện đó xảy ra. Tôi rơi vào trạng thái trầm cảm. Đang bay cao cùng Man United, tôi rơi tuột xuống nền gạch cứng”. Trong 2 năm qua, Scott loay hoay tìm kiếm một cơ hội chơi bóng khác. Nhưng càng cố gắng tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn. Sau khi liên tục thất bại ở những đội bóng hạng thấp, sự tự tin của anh xuống tới đáy.
“Tôi không thể ngừng nghĩ về việc mọi người nghĩ gì về mình”, Scott nói. “Tôi cảm thấy mọi người đều nhìn tôi như một kẻ thất bại. Tôi đã ở Man United 14 năm, thế mà giờ đây lại đang chơi bóng nghiệp dư cho một đội bóng địa phương. Tôi lo lắng về những gì mà mọi người có thể nghĩ, tôi sợ rằng họ sẽ nhìn vào tôi vào nói kiểu, ‘thằng đấy có cơ hội để trở thành một cái gì đấy, nhưng đã tự tay ném đi tất cả’. Tất nhiên, trong sâu thẳm tôi biết mọi người không nghĩ thế. Nhưng suy nghĩ ấy cứ lởn vởn trong đầu tôi, và tôi không sao mà dứt nó ra được.”
Khi mọi chuyện tuột khỏi tầm tay, Scott bập vào cờ bạc. “Tôi đốt sạch tiền. Không một xu dính túi”, Scott nói. “Tôi tiêu tiền vào nhiều thứ ngớ ngẩn. Tôi nhậu nhẹt cũng nhiều. Nhưng chủ yếu là lao vào bài bạc - casino, đại loại thế. Khi hết tiền tôi bắt đầu vay mượn, và tất nhiên là lại tiếp tục cháy túi. Bây giờ tôi tránh xa bài bạc rồi. Có cái gì đó nói với tôi là không nên tiếp tục nữa, và tôi ngừng lại. Nhưng trước đó, bố mẹ tôi phải bán cả xe để cứu tôi”.
Tình trạng của Scott tồi tệ tới mức nhiều lúc anh đã nghĩ tới cái chết. “Rất nhiều lần trong khi đang lái xe tôi cứ nghĩ ‘nếu mình cứ đâm thẳng vào cái cây đó thì thế nào nhỉ?”, anh nói. Rất may là Scott đã không làm điều ngu ngốc đó, nhưng anh trở nên cáu bẳn với tất cả. Với bạn bè, thậm chí cả bố mẹ, dù biết rằng họ đã phải hi sinh quá nhiều vì mình. Cuối cùng, Scott quyết định tìm đến bác sỹ tâm lý. Một quyết định không dễ dàng, vì Scott vẫn sợ bị mọi người đánh giá. Nhưng nhờ vậy, tâm lý của Scott đã được cải thiện thấy rõ. Anh đã đủ sức mạnh để chia sẻ về câu chuyện của mình.
Bóng đá không phải là trò chơi
Chuyện của Scott khiến ta phải đặt câu hỏi, liệu các CLB có thể làm gì khác đi để những cầu thủ trẻ không có cơ hội lên đội 1, vốn rất nhiều, không lặp lại hành trình đau khổ của anh. “Tôi có thể chỉ cần một lời cám ơn thôi”, Scott nói. “Sau tất cả, cả gia đình chúng tôi đã hy sinh rất nhiều trong 14 năm tôi ở đó. Bố tôi từng phải dậy từ 5 giờ sáng, lái xe đưa tôi từ Stoke tới Manchester để tập luyện rồi lại lái xe tới London để làm việc”. Một lời chúc may mắn, Scott nói, có thể đã tiếp thêm cho anh sự tự tin.
Nhưng Scott cũng biết rằng bóng đá bây giờ nó thế. Devonte Redmond, một cựu cầu thủ trẻ khác của Man United, từng nhận được thông báo sa thải qua... Twitter. “Có hàng nghìn người như tôi mỗi năm”, Scott nói. Bóng đá đã trở thành một ngành công nghiệp, sẵn sàng thải loại một cách không thương tiếc những mắt xích yếu. Nhưng thật may là trong thế giới tàn nhẫn đó vẫn còn những người tốt. Rashford, ví dụ, thường xuyên gọi điện, nhắn tin động viên Scott. Đó cũng là lý do Scott không muốn bỏ cuộc. Anh vẫn còn yêu bóng đá.
Trải nghiệm tồi tệ với Mourinho Khi Scott 18 tuổi, HLV của Man United là Louis van Gaal và trợ lý Ryan Giggs thường xuyên gọi anh lên tập cùng với đội 1. Scott nói Giggs đặc biệt yêu quý anh. Tuy nhiên, mọi chuyện trở nên khác hẳn khi Jose Mourinho (ảnh giữa) tới. HlV người Bồ Đào Nha tỏ ra lạnh nhạt với các cầu thủ trẻ. Ông hiếm khi theo dõi các buổi tập mà phó mặc hết cho các huấn luyện. Và ông cũng gần như không bao giờ gọi các cầu thủ trẻ bằng tên, mà chỉ gọi là “nhóc”.
Trả giá vì...tắc Nicky Butt? Scott từng có suy nghĩ mọi chuyện bắt đầu xấu đi sau khi anh có một cú tắc khá nặng chân với Nicky Butt, giám đốc học viện, trong một buổi tập. “Tôi cứ nghĩ là ông ta thích những cú tắc kiểu như vậy, nhưng hóa ra không phải”, Scott nói. “Sau khi đứng lên, ông ta quay sang lườm tôi, rõ ràng là không thích tí nào. Và từ đó về sau chúng tôi không còn nhìn mặt nhau nữa”. “Marcus thường xuyên nhắn tin để hỏi xem tôi có ổn không. Tôi cũng thường lên Manchester mỗi tuần một lần để gặp anh ấy. Marcus chẳng thay đổi gì, từ khi còn là một cậu bé 15 tuổi tới khi đã trở thành siêu sao như lúc này”, Scott nói về Marcus Rashford. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Napoli đồng ý bán Osimhen cho Manchester United, Sir Jim Ratcliffe lập tức 'tống cổ' 3 công thần?
Văn Toàn nhận 'đặc quyền' trước trận Singapore, HLV Kim Sang Sik đón tin vui từ trụ cột ĐT Việt Nam
ĐT Việt Nam nhận cảnh báo trước trận Singapore, kế hoạch của HLV Kim Sang Sik nguy cơ phá sản
Sir Jim Ratcliffe 'nói không' với Bruno Fernandes, Man United dậy sóng sau quyết định gây phẫn nộ
HLV Kim Sang-sik khắc chế 'bài tủ' của Singapore, trụ cột ĐT Việt Nam tuyên bố cứng ở AFF Cup 2024
Man United có câu trả lời cho Barcelona, Marcus Rashford chốt bến đỗ khó tin trong tháng 1