Thể thao

Chuyên gia bóng đá Richard Harcus: 'Bóng đá Việt Nam sẽ khó phát triển được trừ khi...'

Nhân kết thúc lượt đi V.League 2022, chúng tôi đã đặt một số câu hỏi cho chuyên gia Richard Harcus, người đã có 10 năm sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Ở phần phỏng vấn trước, ông Harcus khẳng định nhiều HLV Việt Nam không đủ năng lực huấn luyện cho trẻ em ở châu Âu. Còn lần này, Harcus sẽ bật mí điều gì gây sốc tương tự.

Đội hình tiêu biểu vòng 4 Premier League: De Gea, Dalot góp mặt / Man United đạt thỏa thuận mượn thủ môn của Newcastle

Ông Harcus là chuyên gia tư vấn bóng đá chuyên nghiệp, có bằng thạc sỹ về Quản lý Bóng đá, là HLV và tuyển trách viên (scout) được UEFA cấp bằng (ông còn được biết tới là người đại diện của Yaya Toure). Ông Harcus từng làm việc với nhiều CLB lớn, ví dụ như Manchester City FC, Valencia CF, FC Barcelona, AS Roma, Rangers… Độc giả có thể tìm hiểu thêm về các dự án của Harcus tại website https://www.harcuscg.com

Sau lượt đi V.League 2022, cầu thủ Việt Nam nào anh thấy ấn tượng nhất?

Theo tôi Martin Lo là cầu thủ thể hiện được tính chuyên nghiệp cao nhất. Ngoài ra tôi không thấy có cầu thủ nào thực sự nổi bật, cả cầu thủViệt Namlẫn cầu thủ ngoại. Để cho rõ thì tôi không muốn trách các cầu thủ. Tôi cho rằng, lỗi thuộc về giải đấu, về kiểu tổ chức giật cục, và cả những "công cụ" sứt mẻ mà các cầu thủ đang phải sử dụng.​​​​​​

Anh nói thêm về Martin Lo được không? Sự nghiệp của anh tatới nay có vẻ như chưa được như kỳ vọng.​

Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn chưa được chứng kiến những gì hay nhất của cầu thủ này. Nói thật,ở thời điểm hiện tại, anh tađang thể hiện rất tốt, và hi vọng anh tasẽ tiếp tục làm điều đó. Tôi không muốn nói thay cho Martin nhưng anh ấy có rất nhiều phẩm chất đáng giá và hi vọng anh ấy sẽ tìm được sự ổn định. Có vẻ như ở Hải Phòng anh ấy đang có được điều đó. Martin đang sát cánh cùngnhững người rất ổn.

Quang Hải được xem là cầu thủ giỏi nhất Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng lúc này cậu ta đang gặp rất nhiều khó khăn cùng Pau FC ở giải hạng hai Pháp. Anh có nghĩ là anh ấy đã có một lựa chọn sai lầm?

Tôi nghĩ là trong suốt sự nghiệp tính đến lúc này của mình, Quang Hải đã có thể có được những lời khuyên tốt hơn. Theo tôi,cậu ta đã phải tiếp nhận những thông tin không đúng.

Anh nghĩ Quang Hải nên chọn đến nền bóng đá nào? Tại sao?

Vấn đề ở đây không phải là chọn nền bóng đánào. Cậu ta đã chọn tới bóng đá Pháp và chuyện bây giờ đã là như thế. Nhưng nếu được cho lời khuyên, tôi nghĩ Quang Hải nên thi đấu ở châu Á, hoặc là Australia. Song, ngược lại, tôi cho là bây giờ chỉ trích Quang Hải và nói rằng cậu tathất bại là quá sớm. Anh ấy cần thời gian và sự ủng hộ.

Quang Hải sẽ cần nhiều thời gian hoà nhập ở Pau FC

Quang Hải sẽ cần nhiều thời gian hoà nhập ở Pau FC

Để có được cơ hội ở các giải đấu ở ngoài nước, anh nghĩ các cầu thủ Việt Nam nên thay đổi hay cải thiện điều gì?

Thay đổi toàn diệnlà câu trả lời đơn giản nhất. Nhưng tôi nghĩ điều đầu tiên phải là tư duy. Cầu thủViệt Nam đơn giản cần phải hiểu rằng cách họ đang làm mọi việc là không đúng. Nếu ai đó nói cho bạn cách tốt hơn để làm một việc gì đó, thì bạn nên lắng nghe, thử làm theo xem có hiệu quả hay không.

Đấy cũng là câu trả lời của tôi cho tất cả mọi việc trên đời. Tôi đã gặp quá nhiều ngườii Việt Nam mắc chứngkiêu hãnh thái quá, cứ nghĩ rằng cách của họ mới là cách tốt nhất, và những người khác không thể hiểu chuyện hơn họ được. Với cách suy nghĩ như vậy thì làm sao mà trưởng thành được. Những người thông minh nhất luôn học được điều gì đó mới mẻ mỗi ngày.

Anh có nghĩ là để thực hiện những thay đổi như vậy với bóng đá Việt Nam ở thời điểm này là dễ dàng không?

Chắc chắn là không. Có quá nhiều người làm bóng đá lớn tuổi, có đầu óc bảo thủđang điều hành và kìm hãmnền bóng đá ở đây. Đó là một thực tế buồn. Cũng có những người trẻ, những người có trình độ thực sự, đang cố gắng thay đổi. Tôi cho rằng thay đổi đó là quá muộn. Dẫu vậy, tôi vẫn có niềm tin vào những người trẻ Việt Nam đang cố gắng tạo ra một sự thay đổi. Những người trẻ ấy không kiêu ngạo, cũng chưa bị vấy bẩn vì đồng tiền.

9 trong số 13 đội bóng ở V.League năm nay đang được dẫn dắt bởi các HLV Việt Nam, hầu hết trong đó đều là các cựu cầu thủ. Anh có nghĩ rằng các HLV Việt Nam đủ giỏi cho công việc này không?

 

Nói chung thì không. Tất nhiên là cũng có một vài người rất ổn, nhưng anh cứ thử tự hỏi mình câu hỏi này đi: Có bao nhiều trong số họ tìm được một công việc ở các nền bóng đá nước ngoài? Hỏi cũng chính là trả lời rồi.

Liên quan tới công tác huấn luyện ở Việt Nam, sự thất bại là mang tính hệ thống.Thất bại này thường được quy choVFF, nhưng trách nhiệm chính phải nhìn rõ là từ AFC. Công tác đào tạo HLV ở Đông Nam Á, phần lớn Đông Nam Á thì đúng hơn, là một trò đùa. Nhưng nó cũng chỉ là sự ánh xạ của nhiều sai lầm khác thôi.

Bóng đá Việt Nam cần thay đổi rất nhiều nếu muốn phát triển mạnh mẽ

Bóng đá Việt Nam cần thay đổi rất nhiều nếu muốn phát triển mạnh mẽ

Các HLV Việt Nam thiếu điều gì?

Anh có đủ thời gian nghe tôi nói không? Vì đơn giản là họ thiếu mọi thứ. Họ thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, về chiến thuật hiện đại, vềcách phòng tránh chấn thương, quá tải, về hồi phục và nhiều thứ khác liên quan tới khoa học thể thao. Họ thiếu sự thấu cảm, ý tưởng và động lực. Quan trọng hơn cả, họ thiếu khát khao học tập và trở nên tiến bộ hơn.

 

Tất nhiên, tôi không nói tất cả các HLV đều thế, nhưng điều đáng buồn là phần lớn là như vậy. Các đội bóng ở Việt Nam đều đang chơi thứ bóng đá một chiều, dễ đoán và rất gây nhàm chán. Nếu xem các CLB ở V.League thi đấu người ta sẽ chẳng hiểu là những CLB ấy có liên quan gì tới đội tuyển Việt Nam hay không. Nguyên nhân là bởi người ta xem bóng đá CLB như là một mảng riêng biệt, và đấy là một phần rất lớn của vấn đề.

Ở Việt Nam, tôi thấy chỉ có văn hóa đổ lỗi, chứ, rất buồn, là chưa có văn hóa học hỏi. Với nhiều người, học hỏi có nghĩa là họ đã làm điều gì đó sai, nghĩa là phải chấp nhận rằng họ có thể sai, nghĩa là tự nhận mình yếu đuối. Bản thân văn hoá nàyđã là một vấn đề. Thừa nhận mình sai và sửa đổi là một điểm mạnh, chứ không phải một điểm yếu.

Nếu có quyền, anh sẽ làm gì?

Nếu là người chịu trách nhiệm ở một CLB V.League, điều đầu tiên mà tôi muốn làm sẽ là tìm hiểu xem các HLV của mình đang có những loại bằng cấp nào?Ai đang phụ trách bộ phận nào, và liệu anh ta có đủ tiêu chuẩn để làm điều đó hay không?

Tất cả các CLB ở V.League đều cần có những giám đốc kỹ thuật, nhưng phải là những giám đốc kỹ thuật thực sự và có bằng cấp, chứ không phải là một vài cựu tuyển thủtừng chơi cho đội tuyển quốc gia. Đó không phải là cách để phát triển một CLB. Một người nài ngựa đâu có nhất thiết phải từng là một con ngựa. Việc từng là tuyểnthủ hay cầu thủ chẳng liên quan gì với việc tạo ra một CLB thành công cả.

Hãy lột sạch tất cả và bắt đầu lại từ đầu. Tạo ra một cơ cấu mới trong đó có bộ phận thương mại, bộ phận kỹ thuật, bộ phận y tế, học viện và cộng đồng. Tập trung vào một triết lý đã được đồng thuận, một triết lý đại diện cho những giá trị và những con người trong cộng đồng mà CLB phục vụ. Nói chuyện với các CĐV, xây lại các cầu nối với cộng đồng. Có một "đại biểu CĐV", người có vai trò kết nối cộng đồng CĐV với CLB. Tạo ra một cấu trúc tuyển mộ phù hợp với triết lý của CLB.

 

Những việc này không hề khó thực hiện, chỉ cần người ta có khát khao trở nên tốt đẹp hơn là được. Sau tất cả, các CĐV bóng đá Việt Nam xứng đáng nhận được nhiều hơn so với những gì mà họ đang được nhận.

Bóng đá Việt Nam sẽ không bao giờ phát triển được cho tới khi người ta thừa nhận rằng cấu trúc hiện tại đã thất bại nặng nề. Thật buồn là điều này đồng nghĩa với việc sẽ có ai đó ở đâu đó bị "mất mặt", và bạn biết là trong văn hóa Á Đông thì chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra, nên tôi nghĩ là các CLB sẽ tiếp tục đi xuống thôi. Thật buồn khi phải chứng kiến điều đó, đặc biệt là khi nó không nhất thiết phải trở nên như vậy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm