Thể thao

Đại diện CLB tiết lộ bí mật “động trời” về cuộc tranh ghế ở VFF

Trước thềm Đại hội VFF khóa 8, đại diện các CLB đã có những chia sẻ thẳng thắn xung quanh câu chuyện cuộc đua tranh ghế lãnh đạo ở VFF, trong đó chiếc ghế Chủ tịch rất được quan tâm.

Vì sao HLV Park Hang Seo 'chốt' 7 tiền đạo đá AFF Cup 2018? / Bạn gái Quang Hải mặc bikini, nóng bỏng như Angela Phương Trinh

"Tôi xin chia sẻ thẳng thắn, không hề e ngại là thời gian qua đã có ứng viên tranh cử một trong 3 chức phó chủ tịch VFF theo kiểu đi "mua phiếu". Mà đã đi mua phiếu, nghĩa là nếu vào được VFF sẽ tìm cách "lấy lại" những gì đã mất. Thật nguy hại. Tại đại hội, tôi sẽ phát biểu điều này để đại hội xem xét có nên bỏ phiếu cho những ứng viên như vậy không.

Điều mong mỏi lớn nhất của tôi nếu anh Hải (Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Khánh Hải-pv) trúng cử là phải xây dựng được một bộ máy quản lý, điều hành thực chất, hiệu quả. Ban chấp hành là những con người tinh nhuệ, có phẩm chất đạo đức tốt và thực sự yêu bóng đá, không coi VFF là nơi để "kiếm tiền" bằng những cách thiếu trong sáng", Chủ tịch CLB Quảng Nam, Nguyễn Húp nói.

dai dien clb tiet lo bi mat “dong troi” ve cuoc tranh ghe o vff hinh anh 1

Theo đại diện của cựu vương V.League , Chủ tịch VFF chỉ làm được tốt công việc nếu nhận được sự tham mưu đúng đắn từ cấp dưới. Anh Hải cần phải tỉnh táo và chọn ra những cộng sự giỏi nghề và tâm huyết, chứ nếu để những thành phần cơ hội mà có mưu đồ nọ kia vào VFF thì khó mà tin cậy và sẽ kéo lùi chất lượng bóng đá VN. Chúng tôi muốn bộ máy lãnh đạo, ban chấp hành và các phòng ban chức năng của VFF phải thực sự sạch và hết mình với công việc được giao.

Ông Húp khẳng định, khóa mới nếu Thứ trưởng Lê Khánh Hải làm chủ tịch thì các CLB sẽ được nhờ nhiều vấn đề. "Chúng tôi không cần "con cá" mà cần được trao "cần câu". Nghĩa là anh Hải sẽ giúp các đội bóng giải quyết thấu đáo những khó khăn bằng cách đưa ra một số chính sách hợp lý.

Chúng tôi mong muốn lãnh đạo VFF cùng ban chấp hành cần có những giải pháp quyết liệt hoặc có những kiến nghị cụ thể đối với chính phủ, các bộ ngành có liên quan để có những chính sách thỏa đáng cho chủ đầu tư đội bóng, có chính sách ưu đãi, đặc thù cho các doanh nghiệp đầu tư bóng đá.

Trong khi đó, ông Hồ Văn Chiêm - Giám đốc điều hành CLB SLNA, nói: "Tôi đồng ý với 3 mục tiêu ưu tiên mà ứng viên Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải phát biểu trên Báo Thanh Niên. Một số nút thắt bấy lâu của bóng đá VN sẽ được giải quyết. Ví dụ như khâu đào tạo trẻ, một trong những thực trạng của phần lớn các CLB hiện nay mà VFF khóa 7 chưa tháo gỡ được là khó khăn về kinh phí.

Nên nhiều đội vẫn chưa tổ chức đào tạo cầu thủ trẻ các lứa tuổi theo quy định, rất bị động trong việc sử dụng và tuyển chọn hay tạo nguồn kế cận". Vì vậy, VFF khóa 8 cần giúp các CLB giải quyết được vấn đề mang tính sống còn này".

Một số CLB khác cho rằng: Khóa 7, vấn đề tài chính tài trợ của VFF còn nhiều bất cập khi không thu hút được nhiều tiền. Mới đây, Densu (đơn vị nắm giư thương quyền các đội tuyển QG Việt Nam) và VFF tái ký hợp đồng 3 năm, tăng gần 70% giá trị so với hợp đồng cũ nhưng nguồn thu này lại không phải do những người phụ trách tài chính mang về.

Nếu anh Hải là chủ tịch thì VFF phải biết cách kiếm tiền bằng nhiều cách, ví dụ như hình thành chiến lược tiếp thị toàn diện nâng cao giá trị thương hiệu các đội tuyển quốc gia, các CLB, các giải chuyên nghiệp; tranh thủ sự hỗ trợ tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tăng cường nguồn thu từ tổ chức sự kiện bóng đá, hỗ trợ tích cực trong thí điểm triển khai hoạt động đặt cược bóng đá quốc tế hợp pháp.

Bộ VH-TT&DL cho biết, được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền, Bộ đã hoàn tất quy trình, thủ tục giới thiệu Thứ trưởng Lê Khánh Hải tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) nhiệm kỳ 8.

Ông Lê Khánh Hải trước đó đã nhiều lần từ chối tranh cử Chủ tịch VFF. Tuy nhiên vừa qua, ông Hải được lãnh đạo Bộ VH-TT&DL giao nhiệm vụ và đã đồng ý.

Theo thông tin từ VFF, tới thời điểm hiện tại, không ứng viên lãnh đạo chủ chốt nào (chủ tịch, phó chủ tịch) xin rút lui. Như vậy, danh sách tranh cử tại đại hội 8 sẽ không có sự thay đổi nào.

Vị trí Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn gồm 3 người: Phó chủ tịch thường trực VFF Trần Quốc Tuấn, ông Phạm Ngọc Viễn, ông Dương Vũ Lâm.

Có 5 người tranh cử ghế Phó chủ tịch phụ trách truyền thông là các ông: Nguyễn Văn Phú (TBT báo Bóng đá), nguyên Phó chủ tịch VFF Nguyễn Lân Trung, Cao Văn Chóng (Becamex Bình Dương), Lương Hoàng Hưng (TBT Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo), và ông Phan Anh Tú (Uỷ viên VFF nhiệm kỳ 7).

Cuộc đua ghế Phó chủ tịch phụ trách tài chính cũng dự báo sẽ rất nhiều bất ngờ. Ở vị trí này, Bộ VH-TT&DL đã đồng ý để cựu Giám đốc Khu LHTTQG Mỹ Đình Cấn Văn Nghĩa tranh cử cùng các doanh nhân như Phạm Thanh Hùng (Quảng Ninh), Nguyễn Hoài Nam, hay Trần Văn Liêng (Công ty Cacao Việt Nam) và ông Lê Văn Thành (Công ty Động Lực).


Theo Webthethao
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm