Đâu là trận đấu dài nhất trong lịch sử bóng đá?
Công Phượng và đồng đội đồng ý giảm lương, "chung tay" chống dịch Covid-19 / 5 "món hời" tiềm năng nhất trên thị trường chuyển nhượng Hè 2020
Đó là trận đấu giữa 2 đội bóng của nước Anh là Stockport County và Doncaster Rovers tại Edgeley Park vào ngày 30 tháng 3 năm 1946. Thời lượng của trận đấu chính xác là 3 giờ 23 phút và được xác lập là kỷ lục thế giới tồn tại hơn nửa thế kỷ qua.
Trận đấu này thuộc khuôn khổ Division Three North Cup (một hạng đấu thuộc giải bóng đá Anh từ năm 1921 tới năm 1958).
Sau khi trận kết thúc với tỷ số hòa 2-2, hai đội đã phải đã lại nhưng kết quả vẫn là 2-2 sau 90 phút thi đấu chính thức. Stockport và Doncaster đã phải đá thêm 30 phút hiệp phụ nhưng không bên nào ghi thêm được bàn thắng.
Trước khi nghĩ tới việc đá luân lưu, một số biện pháp đã được sử dụng để giải quyết kết quả trận đấu. Nhưng không phải tung đồng xu mà hai đội phải thi đấu cho đến khi có bàn thắng.
Quy tắc "chơi đến khi phân định được thắng thua" khá phổ biến ở bóng đá Anh trong thời kỳ Thế chiến 2. Kiểu chơi này gần giống với luật "bàn thắng vàng" khi đội nào ghi được bàn trước sẽ giành chiến thắng. Nhưng khác biệt là không có giới hạn về thời gian.
Stockport tưởng như đã là đội chiến thắng sau khi có bàn thắng ở phút 173. Nhưng sự thật là Les Cocker chỉ đưa được bóng vào sau lưới và trọng tài đã không công nhận đó là một bàn thắng.
Trận đấu buộc phải tiếp tục. Hai đội đều nỗ lực ghi bàn nhưng không thành công. Màn tranh đua chỉ kết thúc khi mặt trời đã lặn và quá tối để có thể thi đấu do khi đó hệ thống đèn chiếu sáng trên sân chưa phổ biến.
Nhưng vẫn chưa hết. Doncaster giành được quyền tổ chức trận đá lại trên sân của mình sau khi trọng tài thực hiện việc tung đồng xu. Và ở trận đá lại lần thứ 2 này, Doncaster đã mắc nhiều sai lầm khiến họ để thua với tỷ số đậm 0-4.
Những trận đấu kéo dài như vậy là điều tương đối phổ biến trong giai đoạn những năm 1940 tại Anh. Một ví dụ khác là trận tranh War Cup giữa Cardiff City và Bristol City, một trận đấu kéo dài 3 tiếng 20 phút.
Trong nhiều trường hợp, khán giả có thể rời sân để về nhà ăn tối hoặc đi làm việc khác trước khi trở lại để chứng kiến kết cục của trận đấu.
Tuy nhiên, những trận đấu kiểu này đã bị xóa bỏ do các cầu thủ quá mệt mỏi còn người hâm mộ phát chán. Không lâu sau trận đấu giữa Stockport và Doncaster, luật "chơi đến khi phân định được thắng thua" đã chính thức trở thành dĩ vãng.
Đến thập niên 1970, luật sút luân lưu đã được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, một trận đấu bóng đá không hồi hết vẫn có sức hút đặc biệt với một số người.
Năm 2019, một trận đấu từ thiện ở Xứ Wales đã kéo dài tới 169 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, trận đấu này không mang nặng thành tích và cầu thủ được phép nghỉ ngơi ăn uống rồi lại tiếp tục ra sân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
ĐT Việt Nam lên đỉnh Đông Nam Á, HLV Kiatisak bất ngờ thừa nhận sự thật phũ phàng
Diogo Dalot trên đường đến Real Madrid, Man United kích hoạt thành công 'món hời' từ Serie A?
HLV Kim Sang-sik 'chiêu mộ' Son Heung-min, mở đường cho cầu thủ Việt Nam xuất ngoại?
Bạn thân Nguyễn Xuân Son nói tiếng Việt cực đỉnh, khát khao được nhập tịch thi đấu cho ĐT Việt Nam
HLV Kim Sang-sik 'thay máu' nhân sự ĐT Việt Nam, tiết lộ tiêu chí lựa chọn nhân tài
HLV Amorim nổi trận lôi đình, Man United thanh lý 8 ngôi sao để tái thiết đội hình trong mơ?