Đội tuyển Việt Nam có nên sử dụng cầu thủ Việt kiều?
HLV Lê Thụy Hải: “Thầy Park giúp bóng đá Việt Nam không còn sợ Thái Lan” / Việt Nam: “Độc cô cầu bại” ở khu vực Đông Nam Á
>> DÒNG SỰ KIỆN HOT: CLIP CÁC BÀN THẮNG ĐẸP
“Oriundi” là từ chỉ về những cầu thủ nhập tịch ở Italia. Cần nhấn mạnh rằng, trong hàng thập kỷ qua, tại xứ sở Mỳ ống đã xuất hiện làn sóng tranh cãi liên quan tới từ này. Còn nhớ, tại World Cup 1962, đội tuyển Italia đã loại hàng loạt cầu thủ Amleto Frigani, Humberto Maschio và Omar Sívori khỏi ĐTQG vì là những người nhập tịch.
Từ năm 1966 đến 2003, trong thành phần của Azzurri không xuất hiện thêm bất kỳ “Oriundi” nào bởi làn sóng tẩy chay quá dữ dội. HLV Mancini từng tuyên bố: “ĐTQG Italia chỉ nên xuất hiện những người sinh ra và lớn lên ở Italia. Còn lại, những người thuộc dòng máu khác không nên được khoác áo đội tuyển”.
>> Xem thêm: ‘Van Dijk cho thấy tại sao anh có giá 75 triệu bảng’
Nói vậy để thấy HLV Mancini là người cực đoan với chính sách này nhưng sau đó, ông đã triệu tập Balotelli (thậm chí còn là học trò cưng của HLV Mancini). Thậm chí, trong nhiều năm qua, đội tuyển Italia nở rộ những cầu thủ “Oriundi” với những cái tên như Eder, Varquez, Thiago Motta, Amauri, Pablo Osvaldo… Thậm chí, chức vô địch World Cup 2006 của Italia mang đậm dấu ấn của “Oriundi” là Camoranesi.
Nói vậy để thấy, trong thời điểm bóng đá phẳng, phát triển với quy mô toàn cầu, người ta không còn bó buộc với tư tưởng cục bộ. Các đội bóng sẽ làm tất cả để thu hút được nhân tài, miễn là đủ điều kiện khoác áo ĐTQG. Bằng không, họ có thể đứng trước nguy cơ tụt lại.
>> Xem thêm: Đá phản lưới nhà, cầu thủ Cần Thơ bị phạt cực nặng
Giờ nhìn lại, trong thành phần các đội bóng lớn ở châu Âu, không một đội bóng nào là không có những cầu thủ có gốc gác tới từ nước khác. Trong đó, đội tuyển Pháp lên ngôi vô địch World Cup 2018 với rất nhiều cầu thủ gốc Phi.
Trở lại với câu chuyện bóng đá Việt Nam, trong thời gian qua, người ta thấy bắt đầu rộ lên làn sóng các cầu thủ Việt kiều (cần nhắc lại, đó không phải là những cầu thủ nhập tịch) như Alexander Dang (sinh năm 1990), Filip Nguyen (sinh năm 1992), Jason Quang Vinh Pendant (sinh năm 1997) thể hiện mong muốn trở về khoác áo đội tuyển Việt Nam.
>> Xem thêm: HLV Incheon United lên tiếng khen ngợi Công Phượng
Đó là tín hiệu vui. Bởi lẽ, bóng đá Việt Nam đã phát triển vươn lên tầm mới, khiến cho nhiều cầu thủ có dòng máu Việt Nam từ nước ngoài cũng muốn trở về phục vụ đất nước. Họ đều là những cầu thủ chuyên nghiệp, thi đấu ở châu Âu. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà họ muốn được trở về khoác áo đội tuyển Việt Nam. Nó cho thấy đội bóng của HLV Park Hang Seo có sức hút nhất định.
>> Xem thêm: Pep Guardiola: 'Man City không thể thiếu Bernardo Silva'
Ngược dòng thời gian, trở về quá khứ, từng có thời điểm chúng ta đã “mở cửa” để các cầu thủ nhập tịch như Đinh Hoàng La, Huỳnh Kesley, Đinh Hoàng Max, Phan Văn Santos… lên khoác áo đội tuyển.
Nhưng rồi, làn sóng này đã nhanh chóng tan biến trong những năm qua và những cầu thủ nhập tịch gần như không còn cơ hội, ngay cả khi Hoàng Vũ Samson không ít lần thiết tha muốn khoác áo đội tuyển. Có chăng, chỉ là sự xuất hiện của một vài cầu thủ Việt kiều như Michal Nguyễn nhưng không để lại ấn tượng.
Chỉ tới khi Đặng Văn Lâm thi đấu rất hay ở AFF Cup 2018 và Asian 2019, người ta mới bắt đầu bàn luận về vấn đề này. Ở góc độ nào đó, sự thành công của Đặng Văn Lâm ở môi trường Việt Nam đã “kích thích” các cầu thủ Việt kiều khác muốn trở về khoác áo đội tuyển Việt Nam hơn.
Như đã nói ở trên, đây là thời đại của toàn cầu hóa. Bóng đá Việt Nam đang trên đà phát triển và rất “khát” những nhân tài. Vì lẽ đó, có lẽ tư duy của những người làm bóng đá cũng cần phải trở nên cởi mở hơn. Chúng ta nên chấp nhận các cầu thủ (kể cả Việt kiều lẫn nhập tịch) đóng góp cho đội tuyển quốc gia. Chỉ như vậy, sức mạnh của đội tuyển mới được cải thiện và chúng ta mới có thể mơ lớn hơn, như tấm vé dự World Cup.
Chẳng nói đâu xa, ngay cả Thái Lan cũng chấp nhận nhiều cầu thủ Thái kiều về khoác áo đội tuyển quốc gia. Philippines vươn mình nhờ những cầu thủ Phi kiều trên khắp thế giới.
Chúng ta không thể tự loại mình ra khỏi dòng chảy ấy. Ở góc độ nào đó, sự xuất hiện của các cầu thủ Việt kiều (kể cả nhập tịch) ở đội tuyển quốc gia sẽ tác động lớn tới những người đang thi đấu ở trong nước, buộc họ phải nỗ lực hơn nữa để chiếm được chỗ đứng trong ở trong đội tuyển.
Tất nhiên, việc chấp nhận các cầu thủ Việt kiều khoác áo đội tuyển hay không cũng cần trải qua nhiều bước. Nếu như họ đủ tài năng, đủ khát khao cống hiến cho ĐTQG thì đừng vội “đóng cửa” với họ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo