Thể thao

Đội tuyển Việt Nam đại chiến Philippines: “Mầm sống” vươn lên từ “đất chết”

Mảnh đất Bacolod từng chứng kiến câu chuyện buồn của bóng đá Việt Nam, với scandal bán độ của lứa cầu thủ tài năng của mảnh đất hình chữ S. Hôm qua, cũng tại nơi đây, người ta đang chờ đợi lứa thế hệ vàng mới của bóng đá Việt Nam vươn lên để khẳng định mình.

Đội tuyển Việt Nam: Ai nhận nhiệm vụ "bắt chết" Phil Younghusband? / Xem trực tiếp trận bán kết AFF Cup của đội tuyển Việt Nam ở đâu?

Trong trang sử buồn của bóng đá Việt Nam, cái tên Bacolod gợi lên nỗi buồn khôn tả, nơi chứng kiến “sự chôn vùi” của thế hệ tài năng của bóng đá Việt Nam với những cái tên được kỳ vọng lớn ở thời điểm ấy như Trần Hải Lâm, Lê Văn Trương, Lê Bật Hiếu, Phạm Văn Quyến, Huỳnh Quốc Anh, Châu Lê Phước Vĩnh.

 Thế hệ của Văn Quyết, Quốc Vượng... đã tự đóng sập cánh cửa trước mặt mình vì không vượt qua được sự cám dỗ

Thế hệ của Văn Quyết, Quốc Vượng... đã tự đóng sập cánh cửa trước mặt mình vì không vượt qua được sự cám dỗ

Sau này, dù những cầu thủ như Quốc Anh, Lê Văn Trương, Châu Lê Phước Vĩnh (và cả Văn Quyến)… đã trở lại sân cỏ và chiến đấu. Nhưng họ chưa bao giờ có thể lấy lại tên tuổi cũng như sự kỳ vọng năm xưa.

Chỉ phút bốc đồng của tuổi trẻ, họ đã đánh mất cả tương lai rộng mở, cũng như sự kỳ vọng lớn lao của hàng triệu trái tim của người hâm mộ. Một cánh cửa khép lại khi họ vừa mới “nở rộ”, ở độ tuổi đẹp nhất và mơ mộng nhất của đời cầu thủ.

Có lẽ, đó là “vết nhơ” mà bất cứ người hâm mộ Việt Nam nào cũng muốn quên. Nhưng nó sẽ là bài học để răn đe những cầu thủ chuyên nghiệp sau này, để họ có suy nghĩ đúng đắn hơn về chặng đường phía trước.

13 năm sau ngày đen tối ấy, lứa cầu thủ vàng khác của bóng đá Việt Nam lại đặt chân tới “mảnh đất chết” Bacolod. Nhưng họ tới đây không phải để “ôn lại kỷ niệm” mà tới đây để tìm “mầm sống” mới cho bóng đá Việt Nam.

Họ nhìn về “mảnh đất chết” Bacolod với những ánh mắt của niềm hy vọng, chứ không phải với sợ sợ hãi của quá khứ. Họ tới để mang về “mầm sống” mới cho hy vọng thành công của bóng đá Việt Nam, ở chính nơi mà các cầu thủ đàn anh đã “sa ngã”.

 

Vào năm 2005, phần lớn những cầu thủ Việt Nam ở thời điểm này vẫn đang thi đấu ở… độ tuổi nhi đồng. Ngay cả Anh Đức (người già nhất đội ở thời điểm này) cũng chỉ là chàng trai mới chập chững bước sang tuổi 20.

 Thế hệ trẻ của bóng đá Việt Nam đang nhận được niềm tin lớn lao từ người hâm mộ

Thế hệ trẻ của bóng đá Việt Nam đang nhận được niềm tin lớn lao từ người hâm mộ

Họ còn quá trẻ để hiểu được nỗi đau mà bóng đá Việt Nam từng trải qua. Nhưng ở góc độ nào đó, qua những câu chuyện kể lại, họ cũng hiểu được sai lầm của đàn anh và trang bị ý thức cho mình đủ tốt để vượt qua cám dỗ.

So với những cầu thủ đàn anh, lứa của Xuân Trường, Công Phượng, Quang Hải… rõ ràng được đào tạo trong môi trường giáo dục tốt hơn. Thậm chí, lò HAGL là lò đào tạo khép kín, nơi các cầu thủ không chỉ học chơi bóng, mà còn được học làm người trong môi trường với những điều tốt đẹp.

Bởi lẽ đó, dù các cầu thủ trẻ của Việt Nam thành công và chịu áp lực từ rất sớm nhưng nhìn chung, họ luôn biết cách giữ đôi chân của mình trên mặt đất. Đó là điều đáng quý mà không phải ngôi sao nào trên đỉnh cao cũng có thể làm được. Đó là điều trân quý và may mắn với bóng đá Việt Nam.

 

13 năm sau khi câu chuyện buồn ở Bacolod khép lại, người ta đang thấy thế hệ “sáng rực” trong niềm khát vọng dân tộc. Ngã ở đâu đứng dậy ở đó. Lứa cầu thủ trẻ của Việt Nam sẵn sàng xóa bỏ bóng ma trong quá khứ.

1
Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm