Thể thao

Đội tuyển Việt Nam và Malaysia: Ai chơi tấn công, ai đá rình rập?

Malaysia nổi tiếng lâu nay bằng lối chơi thực dụng, họ có thể khá vật vờ trong suốt trận đấu, nhưng luôn có khả năng trừng phạt đối thủ chỉ bằng một tình huống phản công. Trong khi đó, phản công cũng chính là lối chơi làm nơi sự nguy hiểm của đội tuyển Việt Nam.

Những lưu ý quan trọng đảm bảo an toàn cho CĐV Việt Nam tại Malaysia / Tiền đạo Malaysia tuyên bố đã tìm ra cách vượt qua hàng thủ Việt Nam

So với các đội tuyển Thái Lan và đội tuyển Việt Nam trước kia, Malaysia được đánh giá có lối chơi tẻ nhạt hơn, thực dụng hơn. Đội bóng xứ Mã hầu như không chơi thiên về kỹ thuật, mà sử dụng lối chơi thiên về sức mạnh, thiên về bóng dài.

Và giữa lối chơi thiên về bóng dài đấy, Malaysia nổi tiếng với những tình huống phản công chớp nhoáng, trừng phạt đối thủ bằng pha hãm thành theo cách đơn giản nhất có thể.

Tuy nhiên, riêng từ đầu năm 2018 đến nay, đội chơi phản công nổi tiếng nhất Đông Nam Á, hiệu quả nhất không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở một số giải châu Á, là các đại diện của bóng đá Việt Nam.

Áp lực khán giả có thể sẽ buộc Malaysia đá tấn công, đó là thời điểm tốt để đội tuyển Việt Nam chơi phòng ngự phản công theo đúng sở trường (ảnh: Gia Hưng)
Áp lực khán giả có thể sẽ buộc Malaysia đá tấn công, đó là thời điểm tốt để đội tuyển Việt Nam chơi phòng ngự phản công theo đúng sở trường (ảnh: Gia Hưng)

Từ giải U23 châu Á đến Asiad 2018, đội tuyển U23 và đội tuyển Olympic Việt Nam đều thành công bằng lối chơi phòng ngự phản công, sẵn sàng chấp nhận thời lượng kiểm soát bóng ít hơn hẳn đối thủ, nhưng số bàn thắng ghi được trong từng trận lại không ít hơn, thậm chí nhiều hơn đối phương.

Phần đông số cầu thủ Việt Nam từng tham dự giải U23 châu Á và Asiad 2018, cùng HLV Park Hang Seo có mặt trong thành phần đội tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2018, nên lối chơi phòng ngự phản công cũng là lối chơi chủ đạo của đội tuyển tại giải đấu năm nay.

Ngay ở trận thắng Malaysia 2-0 ở vòng bảng cách nay ít tuần, đội tuyển Việt Nam chỉ giữ bóng chưa đến 1/2 thời lượng giữ bóng của đối phương, chỉ khoảng 31%, trong khi của Malaysia là hơn 69%. Nhưng chúng ta vẫn giành thắng lợi cuối cùng.

Nếu đã thành công bằng lối chơi phòng ngự phản công, vừa có thể giữ chắc khung thành, vừa có thể giảm tỷ lệ rủi ro so với việc đẩy cao đội hình đá tấn công, nhiều khả năng HLV Park Hang Seo không dại gì thay đổi lối chơi đó.

Malaysia vốn không thường đá tấn công trước các đối thủ ngang sức với họ trở lên, nhưng nếu đội tuyển Việt Nam nhất quyết không đẩy cao đội hình, có lẽ đội bóng xứ Mã đành phải tấn công trước.

 

Vả lại, trận đấu chung kết lượt đi vào ngày 11/12 tới đây là trận đấu mà Malaysia đá trên sân nhà Bukit Jalil. Áp lực khán giả, cùng tư thế chủ nhà nhiều khả năng sẽ đẩy đội bóng xứ Mã đến lối đá tấn công.

Một bên tấn công trên sân nhà, một bên chơi phòng ngự phản công ở sân đối phương, đội tuyển Việt Nam sẽ có dịp đá theo lối đá sở trường của mình trong năm nay. Hy vọng rằng khi được đá lối đá sở trường, đội bóng của HLV Park Hang Seo sẽ đạt được kết quả như ý!

1
Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm