Đua xe F1 ở Hà Nội: Xây dựng một chặng đua tốn bao nhiêu tiền?
Chuyên gia Việt đánh giá thế nào về cuộc đua trụ hạng V-League 2018? / Huyền thoại Muay Thái người Ý chết thảm sau khi bị hạ đo ván
Xây dựng trường đua dựa trên đường phố có sẵn
Chặng đua F1 tại Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 4/2020. Theo xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là Singapore và Monaco, chúng ta không cần thiết phải xây mới hoàn toàn đường đua. Thay vào đó, tổ chức chặng đua trên đường phố sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian, trong khi hiệu quả lại cao hơn nhờ lượng cư dân đông đảo xung quanh.
Tuy nhiên, đó chỉ là kế hoạch cho một tương lai gần. Thực tế, đường đua được nâng cấp từ đường phố tiêu tốn rất nhiều chi phí nâng cấp, bảo trì tính theo từng năm để luôn đảm bảo tiêu chuẩn của Liên đoàn ô tô Quốc tế.
Theo Raconteur, số tiền bỏ ra để trả lương cho nhân sự lên tới 16 triệu USD, trong đó có 6,6 triệu USD dành riêng cho đội marketing và tổ chức. Để một chặng đua đi vào hoạt động, BTC cần thuê trung bình 600 nhân viên. Chưa kể đến 120 lính cứu hỏa thường trực sẵn sàng xử lý những sự cố cháy nổ.
Mỗi chặng đua đều cần một lượng nhân viên khổng lồ.
Sau khi quá trình nâng cấp đường đua hoàn tất, khoản vốn tiếp theo BTC phải bỏ ra là tiền xây dựng khán đài. Một chặng đua hoàn hảo theo tiêu chuẩn của Liên đoàn ô tô Quốc tế yêu cầu khán đài có 80.000 chỗ ngồi cho các CĐV đến xem trực tiếp. Để xây dựng khán đài đạt chuẩn như vậy, BTC phải tiêu tốn ít nhất 14 triệu USD. Chi phí để xây dựng hàng rào bảo vệ khán giả xung quanh đường đua là 8 triệu USD. Tiền thuê nhà làm pit-stop (trạm dừng) cũng không dưới 8 triệu USD.
Phương tiện đi lại, văn phòng và các tiện ích khác sẽ ngốn khoảng
Như vậy, mức phí ban đầu để xây dựng một chặng đua F1 dựa trên đường phố có sẵn rơi vào khoảng 57,5 triệu USD hàng năm (575 triệu USD sau 10 năm).
BTC cũng cần đóng phí tổ chức giải, rơi vào khoảng 30 triệu USD khởi điểm. Con số này có thể tăng 10% sau mỗi năm trong bản hợp đồng có thời hạn 10 mùa giải. Số tiền phải chi để đóng phí tổ chức giải trong một bản hợp đồng có thời hạn 10 năm lên tới 478,1 triệu USD.
Như vậy, tổng số tiền nâng cấp đường đua và đóng phí tổ chức giải lên tới 1,53 tỉ USD.
Xây mới hoàn toàn đường đua
Vì số tiền đóng phí tổ chức giải là cố định, BTC chỉ còn cách cắt giảm chi phí vận hành hàng năm nếu muốn "tiết kiệm" hơn. Cách duy nhất họ có thể làm là xây mới hoàn toàn một chặng đua F1 dù chi phí ban đầu rất lớn.
Như đã nêu ở phần đầu bài viết, có hai cách để có một trường đua F1, đó là xây mới hoặc tận dụng đường phố có sẵn. Tận dụng đường phố có sẵn đồng nghĩa với việc phải xây mới, nâng cấp, bảo dưỡng lại toàn bộ chất lượng mặt đường, góc cua, pit-stop... trừ khi nó được xây dựng để tương thích với đua xe F1 ngay từ ban đầu. Tổng chi phí cho việc cải tạo một trường đua có sẵn vào khoảng vài chục triệu USD, tùy theo mức độ.
Xây dựng đường đua mới tiêu tốn tổng thể 270 triệu USD, theo Raconteur.
Tuy nhiên, vì đây là lần đầu tiên Việt Nam giành quyền tổ chức một chặng đua F1 nên cách làm này không khả thi.
Xây dựng một trường đua hoàn toàn mới cho phép tạo ra sự khác biệt về đường đua, góc cua hay độ cao. Nếu làm theo cách này, BTC sẽ phải bỏ ra vốn khởi điểm ước tính lên tới 270 triệu USD. Bù lại, chi phí vận hành hàng năm thấp hơn nhiều so với tổ chức đua trên đường phố có sẵn.
Như vậy theo theo Raconteur ước tính, tổng chi phí cho 10 năm tổ chức một chặng đua F1 trong trường đua rơi vào khoảng 933 triệu USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo