EURO 2020: Thể lực quan trọng hơn tài năng?
Mbappe không chắc ở lại PSG, 'thả thính' với Bayern Munich / Mourinho: 'Mức độ kỳ vọng của MU suy giảm từ khi tôi rời đi'
Không phải bàn về tầm quan trọng của Cristiano Ronaldo tại ĐT Bồ Đào Nha. Ở đội “tân binh” Bắc Macedonia thì thủ quân Goran Pandev vừa quan trọng nhất vừa lớn tuổi nhất. Pháp và Đức thậm chí còn phải gọi lại các lão tướng mà họ đã bỏ, là Karim Benzema và Thomas Mueller. Gần như toàn bộ hy vọng của Ba Lan dồn vào lão tướng Robert Lewandowski… Thể lực ư? Đừng dọa các bác.
Vâng, thể lực là yếu tố cực kỳ quan trọng trong bóng đá đỉnh cao. Zinedine Zidane ngã sấp mặt dù chẳng bị ai làm gì trong trận quyết định của vòng bảng World Cup 2002. Và đấy là hình ảnh mang tính biểu tượng khi Pháp thua Đan Mạch, phải về nước ngay sau vòng bảng, dù đang là ĐKVĐ World Cup. Tất cả chỉ vì kiệt sức, lực bất tòng tâm. Có gì mới?
Khi người ta khẳng định (như một ý tưởng trên Eurosport): “Thể lực, chứ không phải tài năng, quyết định danh hiệu vô địch EURO 2020”, thì xem chừng là đã đi quá xa rồi. Sao không dùng các VĐV điền kinh hoặc các lực sĩ để tranh ngôi vô địch EURO, mà lại hồi hộp chờ các lão tướng trổ tài?
Chỉ mới đây thôi, người ta lại thấy “triết gia” Pep Guardiola thua đau ở Champions League vì “bệnh” cũ: nghĩ quá nhiều, thành ra… nghĩ quẩn. Thể lực mà quan trọng hơn tài năng, thì cũng là cách nghĩ quẩn.
Những lão tướng như Lewandowski hay Ronaldo vẫn là trụ cột ở các ĐTQG tại EURO 2020.
Vì sao người ta gọi ĐT Hà Lan vang danh năm xưa là “Cơn lốc màu da cam”? Vì họ chạy nhanh hơn mọi đối thủ? Vì họ ưu việt về sức vóc? Hoàn toàn ngược lại. Vì người Hà Lan (thời ấy) tự biết họ không hơn ai về thể trạng, sức vóc. Lối chơi "bóng đá tổng lực" mà Hà Lan nghĩ ra là lối chơi tiết kiệm thể lực. Để rồi, đến cuối trận họ trở nên ưu việt chẳng qua vì đối phương đã xuống sức.
Trong thế kỷ trước, nước Anh có một tượng đài, đến giờ vẫn là sừng sững nhất về chạy tốc độ. Đó là Linford Christie - người Anh duy nhất xưa nay vô địch chạy 100m ở cả 4 giải đấu lớn (Olympic, VĐTG, vô địch châu Âu, vô địch Khối thịnh vượng chung). Đấy là người châu Âu đầu tiên chạy 100m dưới 10 giây. Vì tốc độ quá tuyệt vời? Không phải. Giới nghiên cứu nhận ra rằng Christie không phải là người chạy nhanh nhất. Nhưng tốc độ của ông giảm đi ít nhất.
Đấy là hai câu chuyện riêng rẽ, một về ý tưởng (Hà Lan), một về nghiên cứu khoa học (Christie). Kết luận chung: đâu phải cứ mạnh nhất, nhanh nhất là thắng. Thể lực là quan trọng. Nhưng vận dụng/đối phó vấn đề thể lực như thế nào, đấy mới là mấu chốt. Bằng suy nghĩ và ý tưởng chuyên môn, các ban huấn luyện có thể làm chủ hoàn toàn các vấn đề của đội bóng (liên quan đến thể lực). Chứ thể lực lấn át tài năng bóng đá thế nào được.
Còn nếu đội bóng đầy ắp tài năng mà lại thất bại vì suy kiệt thể lực, thì ban huấn luyện ở những đội ấy quả đáng vứt đi. Kém thì thua cũng đáng thôi, đừng đổ lỗi cho cái hoàn cảnh mà ai cũng biết là “khó người khó ta” này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Singapore 'đọc vị' ĐT Việt Nam, chỉ đích danh 'quân bài chiến lược' của HLV Kim Sang Sik
HLV Kim Sang-sik gây ngỡ ngàng tại AFF Cup 2024, báu vật của HAGL nhận trái đắng ở ĐT Việt Nam
ĐT Việt Nam dẫn đầu AFF Cup 2024 ở một thống kê, HLV Kim Sang Sik thở phào trước trận gặp Singapore
Ruben Amorim 'chọn mặt gửi vàng', Man United chi 200 triệu euro cho 3 bom tấn trong tháng 1
HLV Kim Sang-sik nhận mật thư, trụ cột ĐT Việt Nam bị gạch tên ở Bán kết AFF Cup 2024?
Lu mờ trước Nguyễn Xuân Son, công thần ĐT Việt Nam bất ngờ lập kỷ lục đi vào lịch sử AFF Cup