Khoa học thể thao lý giải nguyên nhân cú sút phạt của Ronaldo càng ngày càng tệ
M.U công bố thời hạn triệu hồi cầu thủ giữa mùa dịch Covid-19 / “Ronaldinho giỏi hơn cả Messi”
Ở cấp độ CLB, Ronaldo đã không thể sút phạt trực tiếp thành bàn kể từ trận chung kết FIFA Club World Cup 2017. Một thống kê đáng chú ý khác, trong 12 mùa giải đầu chơi bóng chuyên nghiệp, Ronaldo đã có 44 bàn thắng từ những pha đá phạt trực tiếp. Tuy nhiên kể từ năm 2014 tới nay, CR7 mới chỉ có được 9 pha sút phạt trực tiếp thành bàn sau 174 lần thực hiện. Hiệu suất thành bàn chỉ đạt 5%, thấp nhất nếu so sánh với bất cứ cầu thủ nào có ít nhất 5 pha sút phạt trực tiếp thành bàn trong cùng khoảng thời gian.
Ronaldo thực hiện cú sút phạt với kỹ thuật knuckleball
Vậy lý do vì sao các cú sút phạt của Ronaldo đã "cùn" đi trông thấy trong vòng 6 năm trở lại đây? Đây có thể là những lý giải:
Bị bắt bài
Điều duy nhất mà Ronaldo vẫn duy trì trong những cú sút phạt của mình là sự uy lực, tuy nhiên lại sa sút ở 2 yếu tố khác là ở độ cao và sự khó đoán trong quỹ đạo bay.
Hàng rào và thủ môn đối phương đã dần bắt bài cú sút của Ronaldo, do đó họ đã không gặp nhiều khó khăn để cản phá.
Những trái bóng không thay đổi quá nhiều
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những trái bóng cũng không có quá nhiều thay đổi về cấu tạo trong suốt thời gian Ronaldo chơi bóng, nên nguyên nhân từ những trái bóng cũng bị loại bỏ.
Những chấn thương
Tuy là một trong số những cầu thủ mạnh khỏe nhất, nhưng Ronaldo cũng đã gặp không ít chấn thương ở phần thân dưới. Những chấn thương này sẽ ảnh hưởng tới khả năng thực hiện những cú sút phạt "knuckleball" vốn yêu cầu độ khó và lực sút rất mạnh.
Những chấn thương đến với Ronaldo ngày một nhiều hơn
Yếu tố tâm lý
Nói về khía cạnh tâm lý trong những cú sút phạt trực tiếp, việc đạt hiệu suất thành bàn quá thấp chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới sự tự tin của Ronaldo. Có lẽ vì thế mà siêu sao Bồ Đào Nha đã cố gắng thử nghiệm 1 số thay đổi trong kỹ thuật sút phạt nhưng lại chưa mang tới thành công. Đôi khi chỉ 1 chút lưỡng lự, phân tâm cũng ảnh hưởng lớn tới cú sút và khiến chúng không đạt hiệu quả cao nhất.
Những cú sút phạt với kỹ thuật knuckleball có độ khó cao và đòi hỏi sự hoàn hảo khi thực hiện
Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là của ngôi sao bóng rổ DeAndre Jordan, người từng có thời gian dài gặp khó trong những cú ném 3 điểm, nhưng sau đó đã lấy lại phong độ bằng cách thử một cách tiếp cận mới.
Chỉ Ronaldo mới biết
Một giải pháp được đưa ra là tạm thời, Ronaldo không nên nhận nhiệm vụ sút phạt hoặc cải biến kỹ thuật sút phạt vốn đã không hiệu quả của mình.
Những nghiên cứu này rất hấp dẫn và mang đến cái nhìn sâu sắc về một trong những bí ẩn lớn nhất xung quanh một siêu sao thể thao thực sự như Ronaldo.
Cuối cùng, mặc dù ngay cả những nhà nghiên cứu khoa học cũng chỉ có thể suy đoán về xu hướng kỳ lạ trong cú sút phạt của Ronaldo, và có lẽ chính CR7 cũng không biết tại sao những cú sút phạt của mình lại "cùn" đi trông thấy như vậy!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhận gáo nước lạnh từ HLV Kim Sang-sik, công thần ĐT Việt Nam vỡ mộng trước AFF Cup 2024
HLV Kim Sang Sik nhận 'mật thư', nhà vô địch V.League hết cửa dự AFF Cup 2024?
Man United gây bất ngờ lớn trên TTCN, lộ diện tân binh đầu tiên dưới thời Ruben Amorim
HLV Kim Sang Sik nhận món quà lớn, cựu HLV Thái Lan bất ngờ ủng hộ ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2024
Lỡ hẹn với ĐT Việt Nam, Công Phượng phản ứng khó tin với lựa chọn của HLV Kim Sang-sik
HLV Kim Sang Sik nhận 'tối hậu thư', ĐT Việt Nam nguy cơ dừng bước sớm ở AFF Cup 2024