Khoảng trống sau thế hệ Quang Hải, Công Phượng tại ĐT Việt Nam
FIFA bất ngờ đăng tải hình ảnh của Việt Nam / Đằng sau pha 'quay xe' bất ngờ về CLB TP.HCM của thủ môn Bùi Tiến Dũng
Công Phượng, Quang Hải là những mảnh ghép quan trọng của 2 thế hệ tạo nên thành công cho ĐT Việt Nam
Hoài niệm về U19 Việt NamNhắc đến U19 Việt Nam, đại đa số người hâm mộ vẫn ấn tượng về một lứa cầu thủ 10 năm về trước. Những pha đi bóng của Công Phượng, tốc độ từ Văn Toàn hay hai tiền vệ trung tâm tài hoa, Xuân Trường vàTuấn Anh, vẫn hiện diện trong ký ức của cổ động viên nước nhà.
Màn trình diễn tạo nên sự phấn khích cao độ cho người hâm mộ của lứa cầu thủ sinh năm 1995-1997 cũng là khởi đầu cho giai đoạn hoàng kim của lứa U19 Việt Nam. Sau thất bại đầy tiếc nuối trước U19 Indonesia tại trận chung kết năm 2013, chính những cái tên đầy tài năng này tiếp tục giành ngôi á quân Đông Nam Á. Quan trọng hơn, họ đã khơi dậy niềm tin và hy vọng nơi giới mộ điệu.
Khép lại một lứa cầu thủ tài năng, U19 Việt Nam dưới bàn tay của HLV Hoàng Anh Tuấn với thế hệ Quang Hải, Tiến Linh, Đức Chinh, Tiến Dũng, Văn Hậu… tạo nên một chiến tích lịch sử khác. Sau khi góp mặt lần lượt ở chung kết và bán kết U19 Đông Nam Á hainăm liên tiếp, dàn cầu thủ này đã đưa Việt Nam góp mặt ở U20 World Cup 2017. Cho đến hiện tại, U19 Việt Nam thời đó vẫn là đội bóng đá nam 11 người duy nhất tham dự một giải đấu cấp độ thế giới!
U19 Việt Nam với hai thế hệ, gồm 1995-1997 và 1997-1999, quả thực đã làm quá tốt nhiệm vụ khơi dậy niềm tin, hy vọng từ người hâm mộ. Bản thân họ cũng đã chơi hay ở hệ thống các giải Đông Nam Á. Quan trọng hơn như HLV Hoàng Anh Tuấn chia sẻ, giá trị lớn nhất của các đội trẻ Việt Nam chính là đóng góp hiền tài cho ĐTQG trong tương laigần. Và quả thực, hai lứa cầu thủ kể trên khi kết hợp với nhau đã tạo nên những chiến công vang dội, xuyên suốt từ năm 2018 đến 2023, bao gồm VCK U23 châu Á, SEA Games, AFF Cup, Asian Cup đến vòng loại World Cup…
Khoảng trống cần khoả lấp
Tuy nhiên, một thực tế cần phải thừa nhận rằng U19 Việt Nam đã không còn thi đấu tốt từ năm 2017 cho đến nay. Minh chứng là ở 5 lần góp mặt tại VCK U19 Đông Nam Á kể từ đó cho đến nay, các cầu thủ trẻ chỉ duy nhất 1 lần vượt qua vòng đấu bảng. Ngoài thành tích không tốt ở giải Đông Nam Á, U19 hay U20 Việt Nam cũng chưa thể tạo nên cú hích giống như thế hệ đàn anh năm 2016 tại mặt trận châu Á.
Ở góc độ đóng góp cho ĐTQG, nhìn từ năm 2018 cho đến nay, không nhiều cầu thủ sinh năm 2000 trở về sau - tương đương với lực lượng U19 Việt Nam thi đấu từ năm 2017 cho tới hiện tại, tìm được chỗ đứng ở cấp độ cao nhất của “Những chiến binh sao Vàng”. Trường hợp của trung vệ Nguyễn Thanh Bình - gương mặt sinh năm 2000 có thể xem là hiếm hoi được tin dùng từ những HLVtiền nhiệm Park Hang Seo, Philippe Troussier cho đến HLV đương nhiệm Kim Sang Sik.
Những cầu thủ thuộc thế hệ 10x khác được xem là đáng chú ý cũng chỉ loanh quanh một số gương mặt như Nguyễn Hai Long (sinh năm 2000), Nhâm Mạnh Dũng (sinh năm 2000), Phan Tuấn Tài (sinh năm 2001), Khuất Văn Khang (sinh năm 2003), Nguyễn Đình Bắc (sinh năm 2004) hay Nguyễn Thái Sơn (sinh năm 2003)… Và bản thân nhóm cầu thủ kể trên suy cho cùng vẫn thuộc diện kép phụ tại “Những chiến binh sao Vàng”.
Khoảng trống thế hệ tài năng của bóng đá Việt Nam có thể thấy rõ từ lăng kính không thành công trong 7 năm trở lại đây tại cấp độ U19. Điều đó buộc những CLB, ban huấn luyện các đội tuyển trẻ phải nỗ lực hơn nữa trong việc đào tạo và phát triển các cầu thủ trẻ. Có như vậy, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc sản sinh những cầu thủ trẻ tài năng trên bình diện quốc gia. Mà họ còn đủ lực đại diện cho các ĐTQG Việt Nam thi đấu thành công từ khu vực đến châu lục!
End of content
Không có tin nào tiếp theo