Thể thao

M.U lỡ cơ hội lên thứ 3 trên BXH: Phong độ hay đẳng cấp?

Từ chỗ nhảy vọt qua cả Chelsea lẫn Leicester để chiếm vị trí số 3 trước 3 vòng đấu cuối cùng, rút cuộc M.U vẫn chỉ đứng yên ở vị trí số 5 vì bị Southampton gỡ hòa 2-2 ở phút 90+6. Đấy là bàn thua muộn nhất của M.U trong lịch sử Premier League. Đấy là vấn đề phòng ngự? Còn có một cái nhìn khác.

Liverpool đâu rồi, tỉnh dậy thôi Klopp ơi! / Gareth Bale bị chỉ trích vì loạt trò hề thiếu tôn trọng

M.U lỡ cơ hội lên thứ 3 trên BXH: Phong độ hay đẳng cấp?
M.U vẫn còn có cơ hội lọt vào top 3.

Có lần, HLV Pep Guardiola chỉ trích các cầu thủ tấn công, khi đội bóng của ông thủng lưới. Cái lý của Guardiola là ở tình huống trước đó, đáng lẽ các cầu thủ phía trên phải kéo dài được pha tấn công. Vì họ mất bóng mà các cầu thủ phía sau mới phải hứng lấy phản đòn!

Bóng đá đỉnh cao thường là như vậy. Khi mà M.U phải lãnh hậu quả nặng nề từ pha thủng lưới đầy kịch tính trước Southampton, thì qua đó người ta lại nhìn ra nhược điểm trong lĩnh vực tấn công, hơn là phòng thủ, của thầy trò Solskjaer. Hẳn nhiên, bạn không thể tấn công nếu không có bóng trong chân. Và ở đây, vấn đề là M.U không thể giữ bóng, và mọi hệ lụy nảy sinh từ đó.

Vâng, mấu chốt là khả năng giữ bóng, chứ không phải có bóng nhiều hay ít. Khi HLV Solskjaer phải hò hét ngoài đường biên để nhắc nhở Bruno Fernandes sau một đường chuyền hỏng, thì xem ra chính Solskjaer đã... lạc đề. Fernandes chuyền hơi dư cho Marcus Rashford, làm chấm dứt một pha tấn công có vẻ hứa hẹn. Phải nhắc vì không lâu trước đó, Fernandes cũng vừa chuyền hỏng cho Aaron Wan-Bissaka. Ngôi sao số 1 M.U không tập trung tốt, hay không cố gắng? Câu trả lời là: đối phương truy cản quá gắt. Các đường chuyền vội vã của M.U giảm hẳn chất lượng là vì vậy.

Ở trận hòa Southampton vòng trước, M.U (trước) đã giữ bóng không tốt và chuyền hỏng quá nhiều

Khác biệt rõ rệt so với chuỗi 4 trận thắng liên tiếp trước đó của M.U (ghi 14 bàn) là ở trận gặp Southampton, M.U mất bóng nhiều hơn hẳn (khoảng 30-40% so với mỗi trận). Mặt khác, vị trí trung bình trên sân cũng cho thấy các tiền vệ Nemanja Matic, Fernandes, Paul Pogba phải đứng cách xa nhau hơn thường lệ, nên khó phối hợp hơn. Thời gian càng trôi đi thì nhược điểm này lại càng tăng lên. Tỷ lệ chuyền chính xác của M.U trong hiệp 1 là 84%, sang hiệp 2 chỉ còn 71,7%. Theo số liệu trung bình, Burnley là đội duy nhất ở Premier League mùa này có tỷ lệ chuyền chính xác thấp hơn con số 71,7% ấy!

 

Southampton pressing tốt? Vâng, và pressing là vũ khí đã... cũ rích khoảng 20 năm. Ở đẳng cấp cao hơn, Man City hoặc Liverpool không cho phép đối thủ pressing. Tiếp cận cầu thủ sắp chuyền hoặc nhận bóng của Man City là điều cực kỳ khó khăn. Đấy không chỉ là hệ thống đấu pháp hoặc tư duy chơi bóng. Đấy còn là sản phẩm từ triết lý của nhà cầm quân, lực lượng phù hợp, và phải tập qua bao ngày tháng. Đội bóng của Solskjaer chưa vươn được đến đẳng cấp ấy.

Triết lý chông chênh
M.U thời Jose Mourinho có một triết lý: giữ bóng ít thì cũng sẽ mất bóng ít. Bài học từ trận gặp Southampton cho thấy đó là triết lý chông chênh. M.U giữ bóng ít nhất trong 5 trận gần đây tại Premier League (47% trước Southampton. Các trận kia là 67% trước Aston Villa; 69% trước Bournemouth; 62% trước Brighton và 68% trước Sheffield United). Nhưng M.U vẫn mất bóng đến 141 lần trước Southampton (các trận kia là 109 lần trước Aston Villa; 111 lần trước Bournemouth; 109 lần trước Brighton và 107 lần trước Sheffield United).
Clip các bàn thắng đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm