Những CLB từng khốn khổ vì vi phạm luật Công bằng tài chính của UEFA
Võ sĩ Australia tung 2 cú đấm ‘búa tạ’ khiến đối thủ gục ngã / 5 "siêu tiền đạo" Barca có thể đưa về thay Suarez và Dembele
Rạng sáng nay (15/2), Man City phải nhận án phạt cấm dự Champions League 2 năm cùng số tiền phải nộp là 30 triệu euro do vi phạm Luật công bằng tài chính.
Về cơ bản, số tiền 30 triệu euro chẳng là baovới một đội bóng giàu có như Man City, nhưng hệ lụy kéo theo đằng sau án phạt ấykhông hề nhỏ, khi mà những đội từng nhận đòn trừng phạt của UEFA đang “thấm” hơn ai hết.
Trước hết, cần nói lại về lý do xuất hiện của Luật công bằng tài chính (Financial Fair Play) có độdày 90 trang được UEFA công bố vào năm 2009.
Tổ chức bóng đá lớn nhất châu Âu muốn tạo ra môi trường bóng đá phát triển bền vững, giúp các CLB tránh rơi vào khủng hoảng tài chính dẫn đến nguy cơ vỡ nợ, phá sản, đồng thời cũng muốn làm cho các cúp ở châu Âu, đặc biệt là Champions League mang tính cạnh tranh cao và hấp dẫn hơn.
FFP quy định, các CLB không được lỗ quá 45 triệu euro (gần 40 triệu bảng) trong vòng 3 năm, không được chi quá phần kiếm được, nếu không sẽ bị phạt. Điều này sẽ buộc các CLB phải bỏ cách làm bóng đá theo kiểu “giàu xổi”.
Nhiều đội bóng đã phớt lờ để rồiphải nhận án phạt nghiêm khắc của UEFA. Dưới đây là những cái tên tiêu biểu, những nhân chứng cho việc không tuân thủ FFP bị thiệt hại thế nào.
Trước khi trở nên giàu có, Malaga là một đội bóng hạng trung và rơi vào cảnh “túng quẫn” những năm 2010. Vào một ngày tháng 5/2010, chủ tịch và cũng là cổ đông lớn nhất của đội bóng, ôngFernando Sanz đáp máy bay tới Qatar để cầu cứu hoàng thân Abdullah Al-Thani.
Tháng 6/2010, Al-Thani đồng ý mua lại cổ phiếu và trở thành chủ sở hữu Malaga, rồi đắc cử chủ tịch CLB một tháng sau đó tại Đại hội cổ đông.
Với nguồn tiền khổng lồ từ Qatar, Malaga không ngại trả lương cao để đưa về Van Nistelrooy cùnghàng loạt ngôi sao như Cazorla (19 triệu euro), Toulalan (10 triệu), Isco (6 triệu), Monreal (6 triệu), Joaquin (4,2 triệu), Demichelis (3 triệu)…
Ông chủ Al-Thani đã đầu tư tổng cộng 200 triệu euro và chỉ mất 2 năm để Malaga gặt hái thành công khi đội quân dưới sự dẫn dắt của chiến lược gia tài ba Manuel Pellegrini giành vé dự Champions League.
Malaga "giàu xổi" nhưng cũng nhanh chóng tàn lụi tại La Liga
Đội bóng này trở thành “lá cờ đầu” của xứ Andalucia sau nhiều năm nằm dưới cái bóng của Betis và Sevilla.
Tuy nhiên, rắc rối cũng nhanh chóng xuất hiện. Đầu năm 2012, Malaga được thông báo nợ 12 triệu euro tiền thuế chuyển nhượng cầu thủ, bản quyền truyền hình và tiền lương cầu thủ cùng nhân viên của CLB.
Ngày 21/12/2012, Malaga nhận án phạt 300 ngàn euro, cấm thi đấu 1 năm tại các Cúp châu Âu và bản án có hiệu lực trong 4 năm. Những nỗ lực của BLĐ sau đó không thể giúp đội bóng thoát khỏi khủng hoảng, bởi Al-Thani dường như “cạn tiền” và CLB buộc phải bán những ngôi sao hay nhất.
Những mùa giải tiếp theo, Malaga bắt đầu sa sút và chính thức chia tay La Liga vào cuối mùa giải 2017/18 khi sau xếp cuối BXH với vỏn vẹn 20 điểm sau 38 vòng đấu.
Galatasaray là đội bóng giàu thành tích nhất giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ với 22 chức vô địch. Theo báo cáotài chính trong 3 năm liên tiếp từ 2014 đến 2016, Galatasary có mức thu tăng vọt với lần lượt 309 triệu lia (2014), 317 triệu lia (2015) và 548 triệu lia (2016).
Với tỷ lệ quy đổi là 6,56 lia ăn 1 euro, thì năm 2016 họ kiếm về gần 100 triệu euro. Con số cao nhất trong lịch sử đội bóng cho đến thời điểm đó. Tuy nhiên, số tiền họ bỏ ra cho các hoạt động chuyển nhượng, trả lương nhân viên, cầu thủ và nhiều chi phí khác lại cao hơn số tiền kiếm được.
Sau hơn một năm điều tra với những số liệu rõ ràng, Galatasaray bị UEFA cấm thi đấu 2 năm tại Champions League ở các mùa 2016/17 và 2017/18.
Từ chỗ thu nhập 548 triệu lia năm 2016, doanh thu của đội bóng này sụt giảm 1/3 trong năm tiếp theo và 1/3 trong năm kế tiếp. Hệ quả này là nguồn thu cực lớn từ Champions League không còn, Galatasary phải tiến hành chính sách “thắt lưng buộc bụng”.
Galatasaray tổn thất lớn về nguồn thu từ án cấm của UEFA
Việc hạn chế chuyển nhượng khiến chất lượng của đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ không được nâng cao và dù vẫn giành được quyền tham dự Champions League ở mùa giải 2018/19, nhưng họ nhanh chóng bị loại khỏi sân chơi này do không vượt quavòng đấu bảng.
Ở mùa giải này, họ còn tệ hơn khi đứng cuối bảng A tại vòng bảng, sau cả Club Brugge của Bỉ, với vỏn vẹn 2 điểm (2 hòa, 4 thua). Tất nhiên, với kết quả này, họ thu lại chẳng được bao nhiêu tiền bản quyền truyền hình và tiền thưởng của UEFA.
Là cái tên quen thuộc tại đấu trường Champions League, FC Porto hiểu được giá trị thế nào khi góp mặt ở giải đấu này. Mặc dù cũng là một trong những “điểm trung chuyển” cầu thủ lớn từ các quốc gia Nam Mỹ, châu Phi đến các giải hàng đầu châu lục, nhưng Porto lại không làm được như Benfica hay Sporting Lisbon.
Nói một cách khác, chính sách chuyển nhượng và hệ thống tuyển trạch viên của Porto dường như không hiệu quả bằng hai đối thủ nêu trên khi mà doanh thu từ tiền bán cầu thủ luôn thấp hơn rất nhiều so với Benfica.
Porto gặp khó khăn vì hạn chế đăng ký cầu thủ tại Champions League
Bên cạnh đó, những khoản đầu tư không hiệu quả của Porto khiến họ trở thành mục tiêu của FFP. Tháng 6/2017, Porto nhận án phạt của UEFA 700 ngàn euro cùng việc bị hạn chế đăng ký cầu thủ thi đấu tại Champions League trong 4 năm, từ 2017/2018 đến 2020/21.
Cụ thể, thay vì được đăng ký 25 cầu thủ, Porto chỉ có 22 cầu thủ thi đấu tại Champions League mùa giải 2018/19. Năm sau đó, được tăng lên 23 cầu thủ.
Mặc dù tình hình tài chính vẫn tương đối ổn định, nhưng Porto không còn “thoải mái” vung tiền mua sao như trước đây. Và chức vô địch Primeira Liga 2018/19 là cái giá mà Porto phải trả cho chính sách tài chính “thiếu minh bạch”.
Kết thúc mùa giải 2018/2019, AC Milan mất vé dự Champions League mùa tới một cách đầy đáng tiếc khi chỉ kém 2 đội trong Top 4 là Atalanta và Inter Milan đúng 1 điểm. Với vị trí thứ 5 Serie A, Rossoneri vẫn có suất vào thẳng vòng bảng Europa League 2019/2020.
Tuy nhiên, ngay cả một suất tại Europa League cũng bị “tước” bởi án phạt nghiêm khắc của UEFA. Ngày 28/6, đội chủ sân San Siro nhận thông báo từ tổ chức bóng đá lớn nhất châu Âu về quyết định cấm thi đấu tại Europa League, do những vi phạm luật FFP.
Đáng nói, trước khi mùa giải 2018/2019 khởi tranh, AC Milan cũng bị phạt tương tự nhưng kháng án thành công nhờ Tòa án Trọng tài thể thao (CAS) gỡ bỏ án phạt từ UEFA sau khi đội bóng này có những tiến hành cải tổ tích cực, nhất là về đổi chủ sở hữu.
"AC Milan bị loại khỏi toàn bộ những giải đấu trong hệ thống do UEFA tổ chức ở mùa giải 2019/2020 do vi phạm luật FFP trong 2 giai đoạn điều tra 2015-2016 và 2017-2018", thông báo từ Tòa án Trọng tài thể thao (CAS).
AC Milan luyến tiếc vì không được góp mặt tại Europa League mùa này
Đây là thông tin rất buồn với những người hâm mộ Milan. Sau một thời gian dài đắm chìm vào khủng hoảng tài chính và nhân sự, Milan dần hồi phục dưới sự quản lý của Rossoneri Sport Investment Lux.
Milan bắt đầu đưa về San Siro nhiều ngôi sao hơn và thành tích trên BXH Serie A cũng vì thế được cải thiện. Tuy nhiên, theo quy định của UEFA, các CLB chỉ có thể thua lỗ 27 triệu bảng trong 3 năm nhưng 2 mùa giải gần nhất, AC Milan đều vi phạm. Kết quả, họ bị tước tấm vé dự Europa League mùa này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
ĐT Việt Nam lên đỉnh Đông Nam Á, HLV Kiatisak bất ngờ thừa nhận sự thật phũ phàng
Diogo Dalot trên đường đến Real Madrid, Man United kích hoạt thành công 'món hời' từ Serie A?
HLV Kim Sang-sik 'chiêu mộ' Son Heung-min, mở đường cho cầu thủ Việt Nam xuất ngoại?
HLV Kim Sang-sik 'thay máu' nhân sự ĐT Việt Nam, tiết lộ tiêu chí lựa chọn nhân tài
Nhận án phạt nặng từ VFF, cựu sao ĐT Việt Nam lên tiếng về hành vi gây phẫn nộ
Bạn thân Nguyễn Xuân Son nói tiếng Việt cực đỉnh, khát khao được nhập tịch thi đấu cho ĐT Việt Nam