Thể thao

Paralympic Tokyo 2020: Tiếc cho Cao Ngọc Hùng

Giành thành tích tốt nhất với 43,71m ở nội dung phóng lao nam Paralympic Tokyo 2020, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ giúp tuyển thủ Cao Ngọc Hùng lọt vào nhóm giành huy chương. Dẫu thế, đây vẫn là thành tích rất đáng khen ngợi của Ngọc Hùng.

Paralympic Tokyo 2020: Tuyết Loan và Thanh Tùng đều thi đấu không thành công / ĐT Việt Nam chốt danh sách sang Saudi Arabia: Bất ngờ 2 cầu thủ Hà Nội bị loại

Paralympic Tokyo 2020: Tiếc cho Cao Ngọc Hùng!
Cao Ngọc Hùng

Ở môn điền kinh nội dung ném lao nam hạng thương tật F56, tuyển thủ Cao Ngọc Hùng của Việt Nam đã thi đấu cùng 11 VĐV của các quốc gia khác, trong đó có những đối thủ rất mạnh đang là kỷ lục gia thế giới và kỷ lục gia Paralympic.

Vào thi đấu, thành tích của Hùng khá ổn định và với 43,71m đây là thành tích tốt nhất của anh trong năm. Cứ ngỡ thành tích này sẽ giúp Ngọc Hùng có thể lọt vào nhóm tranh huy chương, nhưng khi các đối thủ thứ dữ khác dự tranh, thứ hạng của anh cứ rơi dần và cuối cùng đứng thứ 6 chung cuộc.

Theo đó, chiếc HCV đã thuộc tuyển thủ Heidari Hamed (Azebaijan) khi anh là người thi đấu cuối cùng và thành tích 51,42m đã giúp anh trở thành người đạtthành tích cao nhất. Đây cũng là kỷ lục thế giới và kỷ lục Paralympic mới khi phá kỷ thục thế giới cũ (49,26m) và Paralympic cũ (46,12m).

Trong khi đó, Papi Amanolah (Iran) phóng lao với thành tích 49,56m, nên đoạt HCB. Chiếc HCĐ thuộc về tuyển thủ Lins Nobre Cicero Valdiran (Brazil) khi đạt thành tích 48,93m.

Ở môn bơi, với thành tích 1’35’97 ở vòng loại, Đỗ Thanh Hải bước vào chung kết nội dung 100m ếch nam hạng thương tật SB5 và xếp ở đường bơi số 1. Bước vào thi đấu, dẫu đã rất nỗ lực nhưng trước những đối thủ rất mạnh của thế giới, Đỗ Thanh Hải chỉ về thứ 6 ở nội dung này với thành tích 1’35”68.

 

Người giành HCV nội dung này là tay bơi Granichka Andre (RPC) với thành tích 1’25”13. Đây cũng là kỷ lục thế giới mới khi vượt thành tích kỷ lục cũ là 1’25”46. Đoạt HCB là tay bơi Ponce Bertran Antoni (Tây Ban Nha) với thành tích 1’25”53 và Li Junsheng (Trung Quốc) giành HCĐ với thành tích 1’29”01.

Nội dung bơi 100m ếch nữ hạng thương tật SB5 diễn ra sau đó, tuyển thủ Trịnh Thị Bích Như đã bước vào tranh chung kết và cô chỉ về thứ 7 với thành tích 1’53”00. Giành HCV cự ly này là tay bơi Mereshko Yelyzaveta (Ukraine) với thành tích 1’40”59. Chiếc HCB thuộc về Harvay Grace (Đức) thành tích 1’42”22 và Schott Verena (Đức) giành HCĐ với thành tích 1’43”61.

Dù không giành được huy chương, nhưng sự có mặt ở vòng chung kết của đại hội thể thao lớn nhất hành tinh dành cho người khuyết tật đã là sự nỗ lực rất lớn của các tuyển thủ Việt Nam và họ xứng đáng được tuyên dương vì điều ấy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm