Paulo Dybala kiên quyết ở lại Juve để nhận lương cao
MU chuẩn bị gia hạn với Lingard thêm 3 năm / Chelsea định 'hút máu' Porto ngay trước đại chiến ở Champions League
Hợp đồng của Dybala với Juventus sẽ đáo hạn vào năm 2022, nhưng theo tờ Gazzetta dello Sport, đội bóng Italia không có ý định gia hạn với anh. Người đại diện Jorge Antun của Dybala đã đến Italia vào tháng 10/2020 nhưng phía Juve từ chối gặp. Antun sau đó về Argentina và vẫn đang đợi một lời đề nghị gia hạn hợp đồng với thân chủ mình. Đáp lại, Juve im lặng. Trên truyền thông, Phó Chủ tịch Pavel Nedved phát biểu úp mở “mọi chuyện đều có thể xảy ra”, khiến câu chuyện càng thêm bí ẩn.
Dybala chỉ còn 1 năm hợp đồng, theo lẽ thường, nếu muốn giữ chân, Juve phải sốt sắng từ lúc này. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của họ chỉ dừng lại ở lời đề nghị tăng lương cho Dybala lên 10 triệu euro/năm trong hợp đồng mới, đề nghị bị phía Dybala thẳng thừng bác bỏ.
Lương của Dybala đang là 7,3 triệu euro/năm, cao thứ 3 ở Juve. Hai người nhận lương cao hơn anh là Matthijs de Ligt (8 triệu euro/năm) và Cristiano Ronaldo (31). Mức 10 triệu euro/năm là một nỗ lực lớn của phía Juventus trong thời buổi dịch bệnh, nhưng phía Dybala vẫn không hài lòng, khi cho rằng giá trị của Dybala cao hơn thế.
Paulo Dybala (phải) hiện là cầu thủ nhận lương cao thứ 3 tại Juventus.
Những bất đồng này đẩy Dybala xa khỏi Juventus, thậm chí như tờ Gazzetta dello Sport đã viết: cầu thủ người Argentina “gần như chắc chắn ra đi”. Quả thật nếu không hài lòng với mức đãi ngộ mà CLB đề xuất, không còn tương lai cho Dybala ở Juventus nữa. Tuy nhiên, câu chuyện lại càng rắc rối khi phía Dybala dứt khoát không chịu rời Juve vào thời điểm này.
Một logic đơn giản là: rời Juve trong thế bị ép buộc không thể giúp Dybala nhận lương cao hơn khi anh ra đi tự do. Lương của các cầu thủ tự do thường cao hơn do đội chủ quản không mất phí chuyển nhượng. Chuyện này từng xảy ra vào năm 2019, khi Dybala từ chối 2 lời đề nghị của Tottenham và Man United. Câu chuyện khi đó không đơn thuần là lương bổng, mà dính dáng nhiều đến toan tính chuyên môn phía Dybala. Tuy nhiên, nó có chung đặc điểm là cầu thủ người Argentina không nghe theo lời sắp đặt của BLĐ Juve, khiến kế hoạch xây dựng lực lượng của đội bóng bị ảnh hưởng.
Trong gần 6 năm ở Juve, Dybala luôn được đánh giá cao nhưng chưa bao giờ được xem là tiền đạo chủ chốt. Trước đây, Juve đưa Gonzalo Higuain về đá chủ công, bây giờ, vị trí đó thuộc về Cristiano Ronaldo. Sự có mặt của Ronaldo khiến mức lương trần dành cho phần còn lại của CLB chỉ là 10 triệu euro/năm, không thể hơn được. Mức thu nhập quá cao của CR7 là một cản trở của Juve trên bàn đàm phán với các cầu thủ khác.
Vị trí của Dybala ở Juve tương tự Wayne Rooney tại Man United trước kia và Karim Benzema ở Real Madrid sau này. Bộ ba cầu thủ này được thừa nhận là tài năng, nhưng khi có Ronaldo trong đội, các đồng đội luôn tập trung bóng cho ngôi sao người Bồ Đào Nha. Chỉ đến khi Ronaldo rời đi, Rooney và Benzema mới được đẩy lên đá gần khung thành hơn. Ở một số giai đoạn, họ đã chứng tỏ tài ghi bàn xuất chúng của mình. Rất có thể nếu muốn dùng Dybala, Juve sẽ phải hy sinh Ronaldo.
Đây cũng là một lựa chọn của BLĐ Juventus vào cuối mùa giải, đặc biệt nếu xét thấy không đủ khả năng trả mức lương lên đến 31 triệu euro/năm cho số 7 của mình.
Mùa giải tệ nhất của Dybala Đến lúc này của mùa giải, Dybala mới ghi được 2 bàn ở Serie A và 3 bàn trên mọi đấu trường. Đây là thành tích tệ nhất của Dybala trong 6 mùa giải khoác áo Juve. Thậm chí thành tích này cũng là tệ nhất sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp của anh. Trước đó, đáy sự nghiệp của Dybala là mùa 2012/13 tại Palermo, khi anh ghi 3 bàn trong 1 mùa giải ở Serie A "Cậu ấy còn 1 năm hợp đồng. Tôi sẽ không cần nhắc lại những gì GĐĐH Partici và Chủ tịch Agnelli đã nói. Chúng tôi sẽ cân nhắc mọi khả năng", Phó Chủ tịch Pavel Nedved nói về tương lai Dybala
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo