SEA Games 30: Năm lợi thế để U22 Việt Nam có thể đánh bại U22 Indonesia trong trận chung kết
Mourinho gây sốc với ý định tậu Fellaini / Nhận định trận U22 Việt Nam - U22 Indonesia: 'Cuộc chiến' vì giấc mơ vàng
1. Thành tích đối đầu vượt trội những trận đấu gần đây
Chỉ tính riêng trong năm 2019 và trước trận chung kết SEA Games 30, U22 Việt Nam và U22 Indonesia đã đụng độ nhau cả thảy ba lần. Đầu tiên là tại VCK U22 Đông Nam Á hồi cuối tháng hai, nơi mà U22 Indonesia đã vượt qua U22 Việt Nam ở bán kết với tỉ số tối thiểu rồi lên ngôi vô địch sau đó. Tuy nhiên, đây là giải đấu mà trong đội hình của Golden Dragons chủ yếu là các cầu thủ chưa có nhiều kinh nghiệm thi đấu quốc tế, hoàn toàn không có những gương mặt nổi trội như Quang Hải, Văn Hậu,…Trên băng ghế chỉ đạo cũng không có sự xuất hiện của thầy Park mà là HLV Nguyễn Quốc Tuấn.
Phải đến Vòng loại U23 Châu Á 2020 nơi Việt Nam là chủ nhà của bảng K với sự góp mặt của U22 Indonesia, đoàn quân áo đỏ mới có trong tay những con bài chất lượng nhất của mình dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo. Trong trận đấu vào ngày 24/3, pha đánh đầu thành bàn ở những phút bù giờ của Triệu Việt Hưng là quá đủ để U22 Việt Nam đánh bại đội bóng xứ Vạn đảo.
Và mới đây nhất, khi hai đội bóng chạm mặt nhau ở vòng bảng SEA Games 30, dù cho U22 Indonesia sớm vượt lên dẫn trước sau sai lầm của thủ môn Bùi Tiến Dũng thì trong khoảng thời gian còn lại của trận đấu, bàn thắng của Thành Chung và siêu phẩm của Hoàng Đức đã giúp U22 Việt Nam tiếp tục ca khúc khải hoàn trước đối thủ.
2. Đa dạng các phương án tấn công
Trong hành trình tiến tới trận chung kết SEA Games 30, U22 Việt Nam đã thể hiện được lối chơi tấn công hết sức đa dạng của mình. Không chỉ là những quả tạt từ hai cánh hướng tới vị trí của các tiền đạo ở trong vòng cấm, đoàn quân của HLV Park Hang-seo còn cực kỳ nguy hiểm với các miếng đánh vỗ mặt nơi trung lộ. Ngoài ra, những tình huống dàn xếp đá phạt góc hay dứt điểm từ xa cũng là đòn nguy hiểm mà mọi đối thủ của họ phải dè chừng.
Trong khi đó, lối chơi tấn công của U22 Indonesia dựa nhiều vào tốc độ và thể lực của các cầu thủ. Các pha lên bóng của Tim Garuda thường tập trung vào mũi nhọn Osvaldo Haay trên hàng công. Từ trận đấu giữa hai đội ở vòng bảng, có thể thấy nếu chơi tập trung, hàng phòng ngự của U22 Việt Nam hoàn toàn có thể hóa giải những miếng đánh của đối thủ. Bàn thắng mở tỉ số của U22 Indonesia chỉ đến từ sai lầm của Bùi Tiến Dũng, còn lại họ hầu như không tạo ra được sức ép đáng kể nào sang phần sân đối phương.
3. Được nghỉ ngơi nhiều hơn
Kịch bản hai trận bán kết của U22 Việt Nam và U22 Indonesia là hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu như Golden Dragons chỉ cần 45 phút đầu tiên để giải mã đối thủ Campuchia với thế trận hoàn toàn lấn lướt. Bước sang hiệp hai, HLV Park Hang-seo bắt đầu rút các trụ cột ra để dưỡng sức cho trận chung kết.Trong khi đó đoàn quân của HLV Indra Sjafri lại khá vất vả mới có thể đánh bại U22 Myanmar. Họ phải trải qua 120 phút thi đấu căng sức và tiêu tốn tương đối nhiều thể lực. Rõ ràng trong một giải đấu có lịch trình dày đặc như SEA Games, đây là lợi thế không nhỏ cho Hùng Dũng và các đồng đội.
4. Tinh thần chiến đấu hết mình của các cầu thủ
Dưới triều đại của HLV Park Hang-seo, tâm lý và tinh thần thi đấu của các tuyển thủ Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Họ không còn sự e dè, lo lắng khi ra sân với các đối thủ khó chơi như Thái Lan hay Indonesia. Tại SEA Games 30 lần này, ý chí và quyết không bỏ cuộc tiếp tục được Tiến Linh và các đồng đội thể hiện. Dù bị dẫn trước một bàn, thậm chí hai bàn từ khá sớm, Golden Dragons vẫn bình tĩnh triển khai lối chơi quen thuộc và tuân thủ chiến thuật mà ban huấn luyện đề ra. Các học trò của thầy Park chơi với cái đầu lạnh và trái tim nóng để đôi chân vẫn giữ được sự thanh thoát và chính xác trong từng đường bóng. Ở trận tái đấu với U22 Indonesia, không có lý do gì mà tinh thần chiến đấu máu lửa vì màu cờ sắc áo và tấm huy chương vàng ấy không được tiếp tục phát huy.
5. Sự cao tay của thầy Park
Dấu ấn chiến thuật của HLV Park Hang-seo tại SEA Games 30 là điều không phải bàn cãi. Từ việc lựa chọn nhân sự, sắp xếp đội hình cho đến những quyêt định thay đổi người. Nhà cầm quân người Hàn Quốc biết rõ những điểm mạnh, điểm yếu của U22 Việt Nam để có những điều chỉnh phù hợp nhằm giúp lối chơi trở nên thanh thoát hơn. Bên cạnh đó, ông cũng thể hiện sự máu lửa không kém các học trò trên sân và sẵn sàng phân bua với trọng tài để đòi quyền lợi cho đội bóng. Cả hai cuộc đấu trí với người đồng nghiệp Indra Sjafri bên kia chiến tuyến, ông đều là người giành chiến thắng. Ở trận chung kết sắp tới, chắc chắn thầy Park đã có những chuẩn bị kỹ càng để giúp U22 Việt Nam giành được thế trận tốt.
Trận chung kết môn bóng đá nam SEA Games 30 giữa U22 Việt Nam và U22 Indonesia sẽ diễn ra vào lúc 19h00 ngày 10/12.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
ĐT Việt Nam lên đỉnh Đông Nam Á, HLV Kiatisak bất ngờ thừa nhận sự thật phũ phàng
Diogo Dalot trên đường đến Real Madrid, Man United kích hoạt thành công 'món hời' từ Serie A?
HLV Kim Sang-sik 'chiêu mộ' Son Heung-min, mở đường cho cầu thủ Việt Nam xuất ngoại?
Bạn thân Nguyễn Xuân Son nói tiếng Việt cực đỉnh, khát khao được nhập tịch thi đấu cho ĐT Việt Nam
HLV Kim Sang-sik 'thay máu' nhân sự ĐT Việt Nam, tiết lộ tiêu chí lựa chọn nhân tài
HLV Amorim nổi trận lôi đình, Man United thanh lý 8 ngôi sao để tái thiết đội hình trong mơ?