Sharapova - Từ 'cừu non' đến nữ hoàng sân đất nện
Kịch bản nào cho BXH ATP khi các giải đấu không thể tổ chức? / 10 mùa giải xuất sắc nhất lịch sử Ngoại hạng Anh của M.U
Giai đoạn nửa đầu sự nghiệp, tay vợt Nga không có thành tích nào đáng kể trên mặt sân màu đỏ, nhưng đến khi kết thúc sự nghiệp ở tuổi 32, trong số 5 danh hiệu Grand Slam của mình, Sharapova đã giành được hai chức vô địch Roland Garros (2012, 2014), nhiều hơn bất kỳ các giải Grand Slam khác.
Hành trình gian khó ở Roland Garros
Trên thực tế, chính giải Grand Slam trên sân đất nện ở Paris đã giúp Masha "hồi sinh" sự nghiệp đúng lúc nó đang có dấu hiệu xuống dốc.
Con đường đến đỉnh vinh quang tại đây của Sharapova bắt đầu từ năm 2004 - mùa giải mà "Búp bê Nga" đã đăng quang vô địch Wimbledon và trở thành chủ đề hot nhất trên các mặt báo. Mặc dù trong lần đầu tiên ra mắt Roland Garros một năm trước đó, Sharapova đã bị loại ở trận mở màn khi để thua Maria Luisa Serna.
Năm 2004, tay vợt Nga lọt vào đến tứ kết, trước thua Paola Suarez. Tuy nhiên, Sharapova đã nhận thấy, mình sớm cần đến một chuyên gia sân đất nện. Mặt sân màu đỏ đòi hỏi người chơi phải duy trì được sự dẻo dai không chỉ trong lúc cầm giao bóng mà còn ở cả những tình huống bóng bền nữa.
Sharapova đã giành được hai chức vô địch Roland Garros (2012, 2014), nhiều hơn bất kỳ các giải Grand Slam khác.
Đúng như tờ New York Times đã phân tích, Sharapova khi ấy thiếu đi yếu tố cốt lõi đó. Đồng thời, những bước di chuyển của cô tỏ ra vụng về và không hiệu quả trên mặt sân này.
Cho dù ở những mùa giải tiếp theo, Sharapova tiếp tục tỏa sáng, lần lượt trên sân cỏ ở Wimbledon với thành tích hai lần vào bán kết, trên sân cứng tại Flushing Meadows với chức vô địch US Open 2006, rồi đến Australian Open 2008 - danh hiệu Grand Slam thứ 3 trong sự nghiệp; nhưng dẫu vậy, bộ sưu tập vẫn còn thiếu chức vô địch Roland Garros.
Và như thế, Sharapova không thể hoàn tất Career Grand Slam - vô địch đầy đủ 4 giải Grand Slam khác nhau. Ở thời điểm đó, thành tích tốt nhất của cựu tay vợt số 1 thế giới là vào đến bán kết Roland Garros 2007.
Chấn thương tạo nên bước ngoặt
Sharapova dính chấn thương vai khá nghiêm trọng ở mùa giải 2008. Tay vợt xinh đẹp buộc phải rút khỏi một vài giải đấu và điều đó khiến Sharapova bị văng khỏi top 100 thế giới.
Cô liên tiếp hứng chịu những thất bại cay đắng ở Wimbledon và US Open, nơi mình đã từng ghi dấu ấn đầy vinh quang.
Đến lúc đó, Sharapova đã cảm nhận được một thực tế, những quả giao bóng của cô không còn sức mạnh nữa. Muốn đạt được mục đích Career Grand Slam, bản thân phải thay đổi và sân đất nện đã trở thành ưu tiên số 1.
Việc bổ sung HLV Yutaka Nakamura người Nhật Bản vào ê-kip huấn luyện từ mùa giải 2011 đã thổi một luồng sinh khí mới vào sự nghiệp của Sharapova. Hiệu suất trên mặt sân đất nện đã được cải thiện đáng kể và Roland Garros chính là mục tiêu trước mắt.
Sự trỗi dậy trên mặt sân đất nện
"Búp bê Nga" từng đã ví von bản thân giống như "một con bò trượt trên sân băng" khi nói về phong độ thi đấu trên sân đất nện. Với chiều cao 1m88, Sharapova thường hay bị trượt chân và mất thăng bằng khi di chuyển trên mặt sân màu đỏ.
Trong các bài tập luyện, cô phải nỗ lực tập trung hạ thấp trọng tâm, đồng thời gia tăng sức dẻo dai trong các pha bóng bền. Đó chính là chìa khóa thành công cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của Sharapova.
Tay vợt Nga lọt vào bán kết mùa giải năm 2011, trước khi giành chức vô địch Roland Garros đầu tiên ở năm kế tiếp, qua đó hoàn tất danh hiệu Career Grand Slam.
Một lần nữa, Masha trở lại trận chung kết trên sân đất nện tại Paris trong năm tiếp theo và rồi ghi dấu Grand Slam thứ 5 trong sự nghiệp tại Roland Garros 2014.
Tất cả những thành công đó đến từ một niềm tin mãnh liệt. Rằng, Sharapova sẽ cải thiện được bản thân mình, thích ứng với mọi hoàn cảnh và cố gắng vượt qua khó khăn.
Những quả giao bóng không còn sức mạnh trên sân cứng đã được Sharapova chuyển hóa sang một mặt sân khác, nơi cô có thể làm tốt hơn.
Tinh thần của một chiến binh quả cảm đó đã biến Maria Sharapova trở thành một trong những tay vợt vĩ đại trong lịch sử quần vợt thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tân HLV ĐT Indonesia gây tai nạn chết người, bị yêu cầu từ chức trước vòng loại World Cup 2026?
'Siêu đội hình’ nhập tịch Việt Nam khiến Thái Lan lo sợ gồm những ai?
ĐT Việt Nam chốt đối thủ giao hữu quen thuộc, chạy đà cho vòng loại Asian Cup 2027
Văn Lâm đón tin vui từ 'đại gia' hạng Nhất, Filip Nguyễn nhận cảnh báo ở ĐT Việt Nam
Trở lại V.League 'đãi cát tìm vàng', HLV Kim Sang-sik bất ngờ nhận món quà lớn
HAGL trả giá đắt, nhận án phạt nặng từ VFF sau hành động gây tranh cãi