Thể thao

Solskjaer không hề có phẩm chất của Man United

Đã đến nước này, cứ phải nói luôn: HLV trưởng Ole Gunnar Solskjaer thật ra có được bao nhiêu “phẩm chất M.U”.

Ferdinand tự tin Van de Beek sẽ đạt tới đẳng cấp của De Bruyne / Solskjaer phấn khởi với Van de Beek dù MU thua trận

Vâng, đấy trước tiên chỉ là khái niệm mơ hồ, ước lệ. “Dòng máu M.U” của Solskjaer được đẩy lên đến mức cao trào khi M.U thắng PSG trên sân đối phương và loại luôn đối thủ này ra khỏi Champions League.

Trong cơn hưng phấn, người ta bình luận đại khái là Solskjaer “sẵn có DNA của M.U”, nên mới lập tức thành công vang dội. Văn vẻ hơn thì cách diễn đạt chi tiết này sẽ ấn tượng hơn. Nhưng, “dòng máu M.U” là như thế nào, nếu quả tồn tại một khái niệm như thế?

Ứng với mỗi chiến thắng hào hùng trước PSG, Inter, Juventus, luôn có những thất bại thảm hại, chẳng đáng liệt kê. Không ai nhìn vào những giây phút thăng hoa của một đội bóng để chỉ ra rằng đấy là “DNA” của đội bóng ấy.

HLV Solskjaer.

HLV Solskjaer.


Trong thời kỳ hoàng kim mà M.U gần như không có đối thủ cân sức ở Premier League, thầy trò Alex Ferguson từng bị các đội như Torpedo hoặc Rotor loại khỏi đấu trường châu Âu, ngay rào cản đầu tiên. Chẳng riêng gì M.U, bất cứ “siêu CLB nào” cũng có những lúc như vậy. Bóng đá là vậy!

Đặc điểm riêng của M.U (nếu muốn, cứ gọi đấy là DNA của đội), là HLV trưởng luôn có quyền “tối thượng”, mà ngay cả chủ tịch CLB cũng không thể xía vào - chứ khoan nói các bộ phận kinh doanh, điều hành. Từ Tommy Docherty đến Dave Sexton hoặc Ron Atkinson đều là như vậy. Cỡ huyền thoại như Matt Busby hoặc Alex Ferguson, càng miễn bàn.

Một đặc điểm nữa của M.U: sức mạnh vô song về nguồn lực cầu thủ. Chi tiết này chỉ bắt đầu từ thời Ferguson, do ngày xưa lĩnh vực chuyển nhượng khác hẳn bây giờ.

M.U là đội hiếm hoi trong bóng đá đỉnh cao có cùng lúc hai điều hơi trái ngược nhau: lực lượng tự đào tạo cũng tốt, mà cầu thủ mua từ nơi khác cũng giỏi. Nói nôm na thì đấy là ưu điểm theo kiểu “song thủ hỗ bác”: tay phải vẽ tròn, tay trái vẽ vuông, cùng lúc đều chuẩn - trên lý thuyết là hầu như không thể.

Đa số đội khác không được như thế, đơn giản vì đấy là hai chiến lược đối lập với nhau. Riêng M.U lại khác, cũng vì vấn đề quyền lực của HLV trưởng, như đã nêu. Ferguson có quyền chỉ bảo các bộ phận đào tạo trẻ. Ông lại “đi đêm”, hẹn gặp (sai luật, rồi sao?) cầu thủ mà ông muốn mua. Với những Jaap Stam hoặc Ruud van Nistelrooy, chỉ cần gật đầu với Ferguson là xong việc. Còn trên sân, M.U ngày xưa đá như thế nào, thì cứ từ đó mà ra!

Solskjaer dĩ nhiên biết rõ những điều như thế. Bóng đá có những cách làm khác nhau, không nhất thiết phải rập khuôn kiểu nào. Nhưng, đừng nói Solskjaer là người cũ của M.U, bởi đấy chỉ là sự trùng hợp vô nghĩa. Thậm chí Solskjaer chưa chắc đã hiểu M.U (xưa). “Biết” và “hiểu” là hai điều khác nhau.

“Dòng máu M.U”? Càng không! Chẳng ai hãnh diện về cái “dòng máu M.U” của mình mà lại nói ra những câu như Solskjaer từng nói, trong cương vị HLV trưởng: “Ở đội bóng này, có những điều không nên phát biểu” (khi người ta hỏi Solskjaer về Paul Pogba).

 

Clip các bàn thắng đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm