Thể thao

Tại sao giới siêu giàu không mua các CLB lớn?

Giới chủ siêu giàu của Saudi Arabia đã bỏ 300 triệu bảng ra mua lại Newcastle một cách tương đối dễ dàng. Câu hỏi đặt ra là với túi tiền không đáy, lên tới hàng trăm tỷ bảng, những ông chủ giàu sụ này vì sao không mua các CLB lớn tầm cỡ như Chelsea, Man United hay Liverpool.

Messi khẳng định không sai lầm khi đầu quân cho PSG / Lộ lý do Salah và De Bruyne sớm bật bãi khỏi Chelsea

Cuối những năm 1980, Martin Edwards, chủ sở hữu của Man United, sẵn sàng chuyển giao trách nhiệm cho ai đó có túi tiền lớn hơn tiếp quản CLB. Thật hấp dẫn để tin rằng giới chủ nước ngoài sẽ được chào đón nhiệt tình tại Manchester trong bối cảnh Quỷ đỏ khi ấy đang rất nghèo nàn về danh hiệu. Nhưng rồi bạn có còn nhớ những thách thức mà Edwards đã phải đối mặt trong việc phát triển CLB vào đầu thập kỷ sau, khi nhận ra các giải pháp tài chính được đưa lên sàn giao dịch chứng khoán New York. Thành công và tăng trưởng sẽ không tìm đến nếu không có những thách thức đáng kể.

Năm 1992, MU lần đầu vô địch sân chơi cao nhất nước Anh sau 26 năm. Tuy nhiên, đó cũng là năm mà HOSTAGE - Hội những người mua vé mùa chống lại sự khai thác quá khích - được khai sinh sau khi Edwards cố gắng biện minh cho hành động tăng giá vé thông qua việc xây dựng khán đài Stretford End mới. Hai lần đăng quang Premier League sau đó, IMUSA - Hiệp hội những cổ động viên Man United độc lập - cũng được thành lập - một tổ chức mà Edwards từ chối giao tiếp. Loạt phim tài liệu gần đây của BBC Fever Pitch kể lại rằng vào năm 1999, năm mà MU lên đỉnh châu Âu lần đầu tiên sau 31 mùa bóng, người hâm mộ đã đấu tranh ác liệt trước sự tiếp quản của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, tạo thêm đủ nhiệt để họ thành công.

Thế mới nói quyền lực của các hội nhóm tại những CLB như Man United là không thể xem thường, song rốt cuộc, họ cũng chẳng thể làm gì để ngăn cản sự xuất hiện của Malcolm Glazer 6 năm sau đó. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa mọi chuyện diễn ra êm thấm mà không có sự phản kháng. Việc tiếp quản của nhà Glazer thậm chí còn khiến một số người hâm mộ MU bỏ tiền thành lập một CLB mới mang tên FC United of Manchester. Đội bóng này đang thu hút hàng ngàn khán giả đến xem mỗi trận trên sân nhà ở giải hạng 7 của Anh, và điều đó cho thấy mức độ quyết tâm và tầm nhìn trong một kỷ nguyên đầy rẫy xung đột tại Old Trafford.

Không dễ để mua những CLB có căn cơ như Man United dù có núi tiền

Không dễ để mua những CLB có căn cơ như Man United dù có núi tiền

Tháng 11/2019, một số nguồn đưa tin giới chủ Saudi Arabia quan tâm tới Man United song đội bóng vẫn thuộc quyền sở hữu của gia đình Glazer. Trong khi đã có các thỏa thuận tài trợ liên kết với Saudi Arabia từ năm 2008, Quỷ đỏ đã ký một biên bản ghi nhớ "để cải thiện bóng đá trong khu vực" vào năm 2017. Một năm sau, Avram Glazer và giám đốc điều hành Richard Arnold đã gặp Qusai Al-Fawaz, chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Saudi Arabia, để nói về việc "hợp tác" hơn nữa. Tất cả chỉ dừng lại ở mức độ bắt tay làm ăn thay vì dẫn đến một giai đoạn chuyển giao quyền lực khác.

Năm 2014, những cựu danh thủ của Man United gồm Nicky Butt, Ryan Giggs, Gary Neville, Phil Neville và Paul Scholes tiếp quản Salford, mỗi người nắm giữ 10% cổ phần. Sở dĩ có sự dễ dàng như vậy bởi Salford khi ấy chỉ có 35 người mua vé mùa cùng 14 thành viên hội đồng. Điều này đồng nghĩa không nhiều người có thể ngăn cản, và dù Neville cùng các đồng đội cũ sau đó nhận thấy sự phản đối khi cố gắng xây dựng một trung tâm đào tạo mới trên vùng đất được mô tả là "danh lam thắng cảnh", song về cơ bản, việc mua lại một đội bóng không "thực sự giàu lịch sử" giúp họ có thể thoải mái xây dựng lại vương quốc bóng theo ý mình.

Nếu giới siêu giàu của Saudi Arabia muốn mua lại Man United thì công bằng mà nói, bối cảnh sẽ rất khác so với những gì Neville cùng "thế hệ 92" của Quỷ đỏ đang kế thừa tại CLB Salford. Trong khi Chelsea đã không vô địch bóng đá Anh 5 thập kỷ trước khi những đồng tiền của Roman Abramovich thay đổi tất cả vào đầu những năm 2000, sự chờ đợi ở Man City kéo dài 44 năm. Năm 2027 tới sẽ đánh dấu cột mốc tròn 1 thế kỷ kể từ khi Newcastle lên đỉnh bóng đá xứ sương mù. Những cảnh tượng bên ngoài sân Old Trafford khi đội bóng đồng ý tham dự European Super League đã cho thấy sức mạnh của nhóm cổ động viên MU. Chỉ cần cảm thấy có gì đó không ổn, họ sẵn sàng phản ứng dữ dội buộc những người đứng đầu đội bóng phải xuống nước.

Sir Jim Ratcliffe (trái) mua CLB Nice năm 2019 với giá khoảng 100 triệu euro

Sir Jim Ratcliffe (trái) mua CLB Nice năm 2019 với giá khoảng 100 triệu euro

 

Sau hơn 1 thập kỷ bị đối xử như một cửa hàng giảm giá, tâm trạng ở Newcastle giờ đây đã rất khác. Amanda Staveley cùng giới siêu giàu của Saudi Arabia được ca ngợi như những vị cứu tinh, những người có thể thay đổi diện mạo và tầm vóc của Newcaslte trong nay mai. Nhưng trường hợp của Man United và Liverpool sẽ không như vậy. Anfield - sân nhà của The Reds - từng chứng kiến rất nhiều cuộc biểu tình công khai kể từ khi đội bóng lần đầu tiên thuộc sở hữu nước ngoài vào năm 2007.

Nếu muốn mua Newcastle, bạn chỉ phải bỏ ra 300 triệu bảng, nhưng nếu muốn sở hữu Liverpool, con số này gần 3 tỷ bảng. Trong khi giá trị của Newcastle sẽ tăng lên, giống như Man City, nhờ thành công dự đoán gặt hái được trong những năm tới, thì Man United hay Liverpool không mang tới sự yên tâm về tiềm năng tăng trưởng hơn nữa ở tương lai gần. Sir Jim Ratcliffe là một trong những tỷ phú có thể đủ khả năng mua MU, đội bóng mà ông hâm mộ từ nhỏ, hoặc thậm chí là Chelsea, nơi ông đã có chuyến tham quan sân tập Cobham trước khi không đạt được tiếng nói chung với Abramovich về mức giá cho The Blues. Ratcliffe sau đó chuyển sang mua lại CLB Nice của Pháp, nơi ông cũng biết rằng sẽ có ít sự phản đối hơn trong nội bộ người hâm mộ.

"Bạn bây giờ có thể nói rằng CLB này trị giá 3 đến 4 tỷ bảng. Nhưng chẳng ai từng trả số tiền đó cả", Sir Ratcliffe nói với tờ The Times khi được hỏi về những con số liên quan, đặc biệt là về Man United.

Clip các bàn thắng đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm