Tại sao Man United không cần giám đốc bóng đá?
Tottenham đưa ra đề nghị hấp dẫn nhất với Barca về Rakitic / 'Mbappe sẽ khó hòa hợp với Liverpool'
Đề xuất tuyển dụng một giám đốc bóng đá lần đầu tiên được đưa ra là trong kỳ chuyển nhượng cuối cùng của HLV Jose Mourinho vào mùa hè 2018. Nhưng có thể nói rằng, vai trò quan trọng đó đã không còn trong chương trình nghị sự làm việc nữa. Man United không còntìm kiếm một bậc thầyđể lãnh đạo chính sách mua bán cầu thủ, và cũng chưa có ai đủ tầm tự tin ứng cử.
Tại các CLB khác, một giám đốc bóng đá- hoặc giám đốc thể thao - có ảnh hưởng lớn đến 2 lĩnh vực quan trọng đó: bán hoặc mua ai để có đội hình mạnh mẽ, đủ sức thách thức các danh hiệu. Họ chịu trách nhiệm chọn cầu thủ để lên đội hình chính cùng với HLV trưởng.
Tại Man United, cấu trúc này hoàn toàn khác. Về cơ bản, vị thế của HLV là tối quan trọng và có đầy đủ uy quyền, ví dụ như Sir Alex Ferguson. Đó không chỉ là HLV mà còn là người quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến đội bóng. Khái niệm HLV của Man United là Manager chứ không phải là Coach.
HLV Ole Gunnar Solskjaer hiện có quan hệ trực tiếp với CEO Ed Woodward và không có trung gian giữa họ. Họ coi như 2 nhánh quyền lực vốn hội tụ trong vị trí của Sir Alex Ferguson. Mối quan hệ giữa 2 nhân vật này được mô tả là “mang tính sống còn”.
Hiện tại, Ed vẫn được giữ Thượng Phương bảo kiếm, toàn quyền tuyển dụng hay sa thải. Ông ta được gia đình Glazer tin tưởng ngay cả sau khi David Moyes, Louis van Gaal và Mourinho đã đến và đi.
Tuy nhiên sau những lần đền bù sa thải tốn kém, nhiều người cho rằng, Man United cần có một giám đốc bóng đá. Đó là lập luận của Luis Campos, giám đốc bóng đá của Lille, trong một cuộc phỏng vấn với Sky Sports hồi tháng 10/2019.
Campos, ứng viên mới nhất cho ghế giám đốc bóng đá của Man United
Campos đã mua và bán những cầu thủ như Fabinho, Bernardo Silva, Thomas Lemar, Anthony Martial và Nicolas Pepe, và đã có thời gian làm việc với Mourinho tại Real Madrid. Ông này cũng được liên kết với Man United gần đây, như ứng viên mới nhất trong một phân khúc mới của thị trường chuyển nhượng.
Hãy tạm quên đi tên tuổi lớn nào sẽ được Man United ký hợp đồng, mà nhìn vào việc liệu một giám đốc bóng đá có thể thực sự giúp khâu chuyển nhượng của CLB này diễn ra hiệu quả?
Man United đã đàm phán với Antero Henrique, người đã đưa Kylian Mbappe tới PSG với giá 160 triệu bảng. Bên cạnh đó là những gương mặt khác như cựu giám đốc bóng đá của Everton là Steve Walsh, cựu giám đốc tuyển dụng của Tottenham là Paul Mitchell, trưởng bộ phận thể thao của Red Bull là Ralf Rangnick, Stuart Webber tại Norwich City, và cựu thủ môn Edwin van der Sar, hiện là giám đốc điều hành tại Ajax.
Họ cũng đã tiếp xúc những cựu binh như Rio Ferdinand, Patrice Evra, Nemanja Vidic và Darren Fletcher và có vẻ những cố nhân tay ngang này đang đưa ra những ý kiến có giá trị tốt hơn quan điểm của những ứng viên chính quy.
Sự thật đơn giản là bất cứ ai tham gia vào bộ máy lãnh đạo của Man United bây giờ sẽ chẳng bao giờ có được vai trò uy quyền như của Sir Alex. Họ đang hài lòng với mô hình nhị quyền phân lập kể từ khi Ferguson từ chức.
Họ đã đoạt lấy sức mạnh của người khổng lồ, đưa thêm vào đó các lớp phân tích dữ liệu và mở rộng đối tượng sở hữu quyền lực. Đó chính là nhị quyền phân lập.
Ở đó, có nhánh quyền lực quản lý bóng đá do Solskjaer và Mike Phelan cầm chòm và có nhánh quyền lực về tuyển dụng gồm các nhân vật Marcel Bout (trưởng phòng tuyển trạch toàn cầu), Mick Court (trưởng bộ phận tuyển trạch kỹ thuật) và Jim Lawlor (tuyển trạch viên trưởng).
Trước đó, họ đã mời Van der Sar rời Ajax về Man United
Simon Wells, được mô tả là tuyển trạch viên làm việc riêng cho Solskjaer, cũng có ảnh hưởng và Stephen Brown cũng đã trở nên quan trọng với tư cách là người đứng đầu các hoạt động săn đầu người. Brown đang là trung điểm kết nối các tuyển trạch viên và các nhà khoa học, trong xu hướng sử dụng dữ liệu để hỗ trợ việc săn đầu người chính xác từng ni tấc.
Đây là một hệ thống đã phát triển mạnh mẽ so với hệ thống đã có khi Lawlor đề nghị Ferguson mua Henrik Larsson vì theo phân tích, cầu thủ này có thể giúp Quỷ Đỏ vô địch mùa 2007.
Bây giờ, các mục tiêu được hiệu chỉnh cả tầm nhìn và số liệu thống kê. Đó là lý do tại sao Man United mượn Odion Ighalo và khá hài lòng với quyết định của mình.
Với hệ thống này, cả HLV và người phụ trách bộ phận tuyển trạch đều có quyền phủ quyết khiến việc đưa ra quyết định mua hoặc bán cầu thủ được khách quan hơn. Chức năng của Woodward, cho đến cuối cùng, sẽ vẫn như cũ, bất kể danh tính mới của HLV hoặc bất kỳ cuộc hẹn đàm phán mới nào.
Sự liên quan của ông ta trong mọi khía cạnh bóng đá là khá rõ ràng. Ed đã có mặt tại Carrington vào tháng 3 để đón tiếp tài năng trẻ Jude Bellingham và gia đình của cậu ta hay cùng Solskjaer bay tới Salzburg để nói chuyện trực tiếp với Erling Haaland vào tháng 12/2019, hoặc ép GĐĐH Neill Blake của Bournemouth phải đưa ra quyết định về Joshua King tại kỳ chuyển nhượng mùa Đông vừa qua.
Vì vậy, bất kỳ giám đốc bóng đá nàocó đến cũng sẽ chỉ bổ sung những nhiệm vụ đó, thay vì thay thế hoàn toàn. Nhân vật này sẽ là một “cơ chế báo cáo” cho cấp trên chứ không phải con kỳ lân tại Man United, với đầy đủ quyền hành của người toàn quyền về chuyện mua bán hay xây dựng lực lượng.
“Cơ chế báo cáo” hiện nay của Ed khá đa dạng: từ khâu tuyển dụng, học viện, các bộ phận trong CLB. Nếu cần giảm tải công việc, có lẽ Ed chỉ cần bổ nhiệm vài giám đốc điều hành.
Thành công của những bản hợp đồng ở mùa này khiến Man United càng không cần một giám đốc bóng đá
Nhiều người tin rằng Man United vẫn đang được hưởng lợi từ việc có một quản trị viên bóng đá có kinh nghiệm tại CLB, để tận dụng các mạng lưới cộng tác viên hợp đồng.
Ví dụ như Matt Judge, nhà đàm phán trưởng của Man United, người vẫn nói chuyện với các tay cò hàng ngày và tạo dựng được uy tín vững chắc trong 6 năm kể từ khi gia nhập CLB từ lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Judge cũng có vai trò trong khâu tuyển dụng của Man United. Ông nghiên cứu các danh sách “ngọc thô hay ngọc tinh” mà đội truyển trạch trình lên và phân tích thực tế tài chính của từng mục tiêu trước khi tham gia khâu đàm phán với các CLB và người đại diện của mục tiêu.
Song cũng nhiều ý kiến cho rằng, Man United đã có thể mạnh mẽ hơn trên thị trường chuyển nhượng nếu có một giám đốc bóng đá. Họ đáng lẽ không mất nhiều thời gian như thế để sở hữu Bruno Fernandes. Họ không có một ngườigiàu kinh nghiệm trong vai trò chuyên thu thập thông tin cầu thủ và các điều khoản hợp đồng có lợi.
Những nhân vật ở Old Trafford không biết về điều khoản giải phóng 7,25 triệu bảng của Takumi Minamino, do đó đã không cạnh tranh với Liverpool vì chữ ký của cầu thủ người Nhật Bản này. Rõ ràng đây là một cầu thủ có khả năng bán lại với mức lời cao bất kể khả năng của anh ta như thế nào.
Song, cũng phải ghi nhận rằng, bức tranh tuyển dụng của Man United đang khá sáng sủa. Cả 5 bản hợp đồng của mùa này do HLV Solskjaer thực hiện đều đã tạo ấn tượng tốt và điều đó củng cố ý tưởng rằng, thực sự, Man United đã có một giám đốc bóng đá trong lớp vỏ HLV trưởng.
Giống như Ferguson, Solskjaer ủy thác khâu huấn luyện của mình cho các trợ lý HLV. Ông dành thời gian để nghĩ về một bức tranh lớn hơn. Chỉ có một câu hỏi: Nếu Solskjaer ra đi, liệu HLV kế nhiệm có được quyền lực mạnh mẽ đến như vậy hay không?
Man United rất kiên quyết rằng hệ thống hiện tại đang đem lại sự ổn định cho đội bóng và CLB. Đây là lý do tại sao họ không có mong muốn lớn đối với một giám đốc bóng đá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
ĐT Việt Nam lên đỉnh Đông Nam Á, HLV Kiatisak bất ngờ thừa nhận sự thật phũ phàng
Diogo Dalot trên đường đến Real Madrid, Man United kích hoạt thành công 'món hời' từ Serie A?
Nhận án phạt nặng từ VFF, cựu sao ĐT Việt Nam lên tiếng về hành vi gây phẫn nộ
HLV Kim Sang-sik 'thay máu' nhân sự ĐT Việt Nam, tiết lộ tiêu chí lựa chọn nhân tài
Bạn thân Nguyễn Xuân Son nói tiếng Việt cực đỉnh, khát khao được nhập tịch thi đấu cho ĐT Việt Nam
HLV Kim Sang Sik: 'Nếu không dạy được cầu thủ thì nên nghỉ'