Tầm vóc bóng đá Việt Nam nay khác rồi!
Mạng xã hội thể thao hàng đầu thế giới choáng ngợp với hình ảnh "đi bão" của người dân Việt Nam / Bị thẻ đỏ, HLV Park Hang Seo có bị cấm chỉ đạo ở những giải đấu tới?
1.21 năm trước, chung kết Tiger Cup 1998, cái lưng của Sasi Kumar khiến Hàng Đẫy chết lặng. Thủ môn Tiến Anh bật lên cộng thêm cả đôi tay cũng không ngăn được anh hậu vệ cao lộc ngộc của Singapore ghi bàn bằng... lưng. Đã có thời gian rất dài, bóng bổng luôn là cơn ác mộng của Việt Nam.
Còn ở SEA Games 2019, Việt Nam đã biến điểm yếu thành điểm mạnh. 9/24 bàn của U22 Việt Nam ở giải này là từ đánh đầu, tỷ lệ 37,5%. 8/24 bàn được chúng ta ghi sau các tình huống cố định (phạt góc, đá phạt), nghĩa là chiếm 1/3 tổng số bàn thắng.
Càng đi sâu vào giải, Việt Nam càng ghi nhiều bàn quan trọng bằng công thức đánh đầu sau tình huống cố định, hoặc là đánh đầu sau đường tạt.
Bóng bổng trở thành vũ khí hủy diệt của U22 Việt Nam tại SEA Games 30
Đó là bàn gỡ 1-1 của Thành Chung trận gặp Indonesia, từ đó mở ra chiến thắng ngược. Đó là bàn duy nhất mang về chiến thắng trước Singapore của Đức Chinh. Đó là bàn rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2 của Tiến Linh trận gặp Thái Lan, bàn vô cùng quan trọng ở thời điểm Việt Nam đã thua sớm 2 bàn, giúp Việt Nam kịp vực lại tinh thần để rồi giữ vững ngôi đầu bảng. Rồi 2/3 bàn ở trận bán kết với Campuchia cũng từ đánh đầu.
Tới trận chung kết với Indonesia, Việt Nam cũng có bàn mở tỷ số bằng công thức đá phạt đánh đầu. Biết so sánh là khập khiễng, nhưng cách chúng ta thực hiện các tình huống cố định ở SEA Games 2019 nó cũng nguy hiểm như ĐT Anh ở World Cup 2018.
21 năm sau ký ức vềcái lưng của Sasi Kumar, lần đầu tiên CĐV Việt Nam mới được thấy đội tuyển có thể chơi kiểu vừa có kỹ thuật, vừa có thế mạnh cơ bắp để đè đối phương như thế. Nửa đội hình chính của ông Park có chiều cao hơn 1m80, mặc dù sự thật là người Việt lùn thứ 4 thế giới với chiều cao trung bình chỉ là 1m64.
Đó là sự lớn mạnh về tầm vóc theo đúng nghĩa đen.
2. Dĩ nhiên là đội tuyển đó không chỉ lớn mạnh về tầm vóc nghĩa đen, mà còn lớn mạnh cả tầm vóc về tinh thần, tâm lý.
24 năm trước, chúng ta thua Thái Lan 0-4 trong trận chung kết SEA Games 1995. Chính từ trận thua đó đã gieo vào tâm lý sợ người Thái của Việt Nam, biến Thái trở thành "ngáo ộp" của chúng ta.
SEA Games 1999, Việt Nam lọt vào chung kết mà không thủng lưới bàn nào, với một hàng thủ có 3 trung vệ (Đỗ Khải, Như Thuần, Mai Tiến Dũng) được đánh giá là bức tường thép của Đông Nam Á. Thế nhưng trận chung kết, chúng ta vẫn dễ dàng bại trận bởi những cú sút xa kinh điển của người Thái.
4 năm sau, ở kỳ SEA Games được tổ chức trên sân nhà, tiếp tục là chung kết với Thái. Văn Quyến làm Mỹ Đình bùng nổ với bàn gỡ 1-1 ở phút bù giờ, nhưng kẻ thất bại sau cùng vẫn là chúng ta.
Hai năm sau nữa, ở chung kết SEA Games 2005, một lần nữangười Thái ngăn không cho Việt Nam hiện thực hoá giấc mơ vàng SEA Games.
Văn Quyến và đồng đội đánh rơi huy chương vàng trong trận chung kết với người Thái tại Mỹ Đình
Tới chung kết SEA Games 2009, khi Thái đã bị bỏ lại phía sau, thì sự yếu kém về tinh thần ở thời điểm quyết định lại khiến Việt Nam bại trận trước Malaysia, với sai lầm của thủ môn Tấn Trường. Hay gần nhất là SEA Games 2017, cũng là điểm yếu tinh thần khiến chúng ta bị loại ngay từ vòng bảng với thất bại 0-3 trước Thái Lan.
Hơn 20 năm qua, Việt Nam luôn yếu bóng vía, mang cái tinh thần, tâm lý sợ sệt ở những thời khắc quan trọng.
Nhưng cái tinh thần, tâm lý yếu đuối đó bây giờ tuyệt nhiên không còn thấy ở Việt Nam thời ông Park nữa. Chúng ta thắng ngược Indonesia khi bị dẫn trước. Chúng ta hoà 2-2 dù để Thái sớm dẫn 2 bàn. Nếu là trước kia, có lẽ chúng ta đã vỡ trận.
Suốt 2 năm qua, với rất nhiều giải đấu, từ VCK U23 châu Á, Asian Games 2018, AFF Cup 2018, Asian Cup 2019, chiến trường nào chúng ta cũng mang một thứ tinh thần bất khuất.
Giờ tinh thần trở thành sức mạnh của các đội tuyển Việt Nam
Cũng đừng quên từ vòng knock-out, Việt Nam còn mất cả đội trưởng Quang Hải. Nó cũng như M.U mất Roy Keane ở chung kết Champions League 1998/99, hay Bồ Đào Nha mất Ronaldo ngay đầu trận ở chung kết EURO 2016. Và cũng như M.U hay Bồ Đào Nha, chẳng thấy bất kỳ sự lung lạc tinh thần, dao động tâm lý nào ở Việt Nam dù vắng ngôi sao số 1 Quang Hải.
Vẻ đẹp của tinh thần Việt Nam còn thể hiện ở cái đầu gối đầy máu của Văn Hậu, Trọng Hoàng trong trận chung kết, nhưng vẫn chiến đấu quên đau. Là hình ảnh Tiến Linh ăn mừng với chiếc áo Quang Hải trên tay, để tri ân người bạn diễn trên hàng công không thể ra sân vì chấn thương. Là hình ảnh cả đội Việt Nam cầm áo số 9 của Văn Toàn ăn mừng ở AFF Cup 2018... Đó là một đội tuyển đoàn kết, mạnh mẽ, trong sáng, tâm lý vững vàng, nó khác quá nhiều so với những thế hệ trước đó.
Đó là sự lớn mạnh về tầm vóc tinh thần.
3. Cuối cùng, dĩ nhiên đó còn là sự lớn mạnh về tầm vóc của cả 1 nền bóng đá.
Những gì mà thầy trò ông Park thể hiện ở SEA Games 2019 là vượt trội đối thủ. Thái Lan có lợi thế 2 bàn từ rất sớm nhưng chẳng thể hiện được bất kỳ điều gì trong phần còn lại trận đấu. Campuchia là chuyên gia đá sân cỏ nhân tạo, ngựa ô ở vòng bảng, cũng trở thành những kẻ ngờ nghệch khi gặp Việt Nam. Indonesia được đánh giá cao với những pha tấn công biên. Nhưng trận chung kết, Việt Nam bẻ gẫy hoàn toàn đôi cánh đối thủ. Thậm chí, không khi nào Việt Nam mang tới cho Indonesia tia hy vọng họ có thể gỡ được dù là 1 bàn danh dự.
Cả hành trình giải đấu, chúng ta lên ngôi không phải bằng lối chơi hoa mỹ, đàn áp đối thủ, mà chúng ta đăng quang bằng việc lạnh lùng giải quyết tốt từng tình huống và đặc biệt cực giỏi trong việc phá lối chơi đối phương. Trận chung kết là minh chứng về cách chơi đó.
Ông Park cứ sau mỗi giải đấu, mỗi trận đấu, lại mang tới những sự bất ngờ bởi các miếng đánh khác nhau. Phòng ngự phản công là lối chơi xuyên suốt hành trình 2 năm qua. Nhưng ở SEA Games 2019, Việt Nam còn cực giỏi ở những tình huống cố định. Hay ở vòng loại World Cup 2022, chúng ta cũng gây ấn tượng với cách chơi trung vệ sử dụng những đường phất bóng dài lên phía trên cho tiền đạo cắm.
Ông Park cũng rất giỏi trong việc dùng người và tạo ra một lối chơi phù hợp với chất liệu sẵn có trong tay. Đó là cách ông biến tình huống cố định trở thành vũ khí huỷ diệt mới của Việt Nam ở SEA Games 2019.
Với ông Park, chúng ta đã là áquân U23 châu Á 2018, hạng tư Asian Games 2018, vô địch AFF 2018, vào tứ kết Asian Cup 2019 và giờ vô địch SEA Games 2019. Đó là sự lớn mạnh về tầm vóc của cả một nền bóng đá.
Điều chúng ta cần bây giờ là tiếp tục duy trì sự tiến bộ đó, mà chỉ 1 tháng nữa sẽ là VCK U23 châu Á 2020, giải đấu mà 2 năm trước chúng ta đã vào tới trận chung kết, giải đấu mà nếu nằm trong 3 đội xuất sắc nhất, chúng ta sẽ có vé dự Olympic 2020.
Olympic 2020, tại sao lại không mơ nhỉ?
Bởi tầm vóc của bóng đá Việt Nam giờ thực sự khác rồi…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công Phượng gây sốt tại Bình Phước, HLV Kim Sang Sik có quyết định bất ngờ về danh sách ĐT Việt Nam
HLV Kim Sang Sik nhận 'tối hậu thư', ĐT Việt Nam nguy cơ dừng bước sớm ở AFF Cup 2024
Sếp lớn VFF từ chức trước AFF Cup 2024, kế hoạch của HLV Kim Sang Sik cùng ĐT Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Không phải Viktor Gyokeres, xác định ngôi sao Sporting Lisbon được Ruben Amorim đưa về Man United
HLV Kim Sang Sik gây sốc trước AFF Cup 2024, ĐT Việt Nam chính thức có HLV mới
HLV Kim Sang-sik nhận tín hiệu đặc biệt, ĐT Việt Nam có biến động lớn trước AFF Cup 2024