Thể thao

Thực trạng tài chính, mức lương trần ở Barcelona thế nào?

Một trong những cơ sở để đánh giá về mức độ giàu có của một CLB tầm cỡ Barcelona chính là quỹ lương. Nhưng lúc này, bất cứ ai nhìn vào những con số đấy cũng chỉ biết hoảng hốt mà thôi.

Raiola đòi hoa hồng cao khủng khiếp ở vụ Haaland / Vì sao Barca ký hợp đồng mới tới... 5 năm với Messi?

"Đội bóng này ở một tình trạng tệ hơn tôi tưởng rất nhiều", đến tân chủ tịch Joan Laporta cũng phải thốt lên như vậy trong lần thứ hai tiếp quản ghế nóng của Barca. "Đội bóng này tràn ngập những hợp đồng lỗi thời và chúng tôi có rất nhiều việc phải làm để cải tổ. Các hợp đồng hiện tại phải thay đổi hoặc cơ cấu lại. Thậm chí, sẽ có nhiều biện pháp quyết liệt hơn mà chúng tôi hi vọng không phải áp dụng đến".

Lionel Messi.

Lionel Messi.


Đúng như lời Laporta nói, khó khăn tài chính như một cái vòng kim cô đang siết chặt Barca. Chưa cần đến luật công bằng tài chính của UEFA, ngay đến quy định về trần lương của La Liga cũng đang khiến Barca khổ sở. Quy định này được tạo ra bằng cách đánh giá tình hình tài chính của từng CLB, bao gồm thông qua doanh thu, lợi nhuận, khoản lỗ, chi phí chung, tiền tiết kiệm, hợp đồng với những thành viên không phải cầu thủ, đầu tư và tiền trả nợ. Sau đó, cơ quan quản lý đưa ra một trần quỹ lương, một mức giới hạn cho cả phí chuyển nhượng và tiền lương.

Theo đó, trần lương trong mùa 2021/22 của Barca chỉ là 138 triệu bảng (160 triệu euro). Trong khi đó, đại kình địch Real Madrid sẽ là 255 triệu bảng (300 triệu euro). Đưa các số liệu của 2 gã khổng lồ La Liga này vào một hệ quy chiếu chung với những "chiến hữu" khác trong nhóm Super League, có thể thấy sự thật khủng khiếp.

Barca có quỹ lương giảm mạnh nhất trong số các CLB của Super League

Barca có quỹ lương giảm mạnh nhất trong số các CLB của Super League

 

Barca và Real là 2 đội tăng trưởng quỹ lương mạnh nhất trong những năm trước nhưng đồng thời cũng là những đội tụt mạnh nhất từ mùa 2021/22. Nếu không thể đàm phán với La Liga, Barca sẽ buộc phải quay lại quỹ lương như hồi 2012. Với 138 triệu bảng, quỹ lương mùa tới của Barca thậm chí còn ít hơn Milan mùa 2019/20 (141 triệu). Họ thậm chí chỉ hơn 1/4 so với chính mình của mùa 2018/19. Cũng từ một đội bóng có quỹ lương cao gần gấp đôi so với Atletico cách đây 2 năm, Barca sẽ có lần đầu tiên có quỹ lương thấp hơn đối thủ trong một thập kỷ qua.

Việc cắt giảm chi phí, như lời chủ tịch Laporta, sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Đại dịch khiến kinh tế toàn cầu khủng hoảng nghiêm trọng. Cả tiền bản quyền truyền hình lẫn doanh thu bán vé vào sân cũng đều sụt giảm không phanh. Theo Deloitte, doanh thu tổng của Barca trong năm 2020 giảm 15% so với 2019, trong khi Real cũng giảm 9%.

Trong cuộc họp hội đồng quản trị vào tháng 6 vừa qua, Barca thừa nhận họ có khoản nợ lên tới 1,1 tỷ bảng (1,3 tỷ euro), trước khi vay thêm 525 triệu euro để hoạt động. Còn nợ ròng của Real cũng lên tới hơn 750 triệu euro.

Chỉ trong 2 năm qua, Barca và Real đi từ những đại gia bỏ ra tới 200 triệu bảng vào thị trường chuyển nhượngđể mua các combo Frenkie de Jong - Antoine Griezmann và Eden Hazard - Luka Jovic, đến những kẻ nghèo khó phải cắt giảm nghiêm trọng quỹ lương của mình.

Với Barca, họ thậm chí chịu tổn thất nặng nề hơn với những khoản đầu tư nhân sự sai lầm của mình. Griezmann đã đành, đừng quên Ousmane Dembele và Philippe Coutinho - những cầu thủ đều có giá trên 120 triệu bảng. Để giờ đây, Barca buộc phải thanh lý gấp Jean-Clair Todibo, Junior Firpo, Konrad de la Fuente, Francisco Trincao; cho phép Samuel Umtiti và Miralem Pjanic ra đi tự do nhưng vẫn chưa đủ điều kiện để đăng ký Sergio Aguero, Memphis Depay, Emerson, Eric Garcia và thậm chí là Lionel Messi cho mùa giải mới.

 

Clip các bàn thắng đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm