Tiết lộ: 95% vụ chuyển nhượng là 'câu trộm'
'Tân binh Arsenal may mắn vì có David Luiz' / Đội hình dự kiến trận Leicester - Arsenal: Aubameyang ngồi ngoài, Pepe đá chính?
“Câu trộm” là gì?
“Câu trộm” (tapping up) nghĩa là gì? Đó là một cách nói, để chỉ việc một đội bóng tiếp xúc trái luật với cầu thủ mà họ đang muốn mua. Mục đích của việc tiếp xúc này là để thăm dò phản ứng của cầu thủ kia. Liệu anh ta có muốn rời CLB hiện tại và chuyển tới CLB đang muốn có anh ta hay không?
Nếu có, anh ta chờ đợi điều gì từ CLB “mới” (chủ yếu liên quan tới vấn đề hợp đồng)? Chỉ sau khi CLB muốn mua chắc chắn họ hiểu được tâm tư của cầu thủ mục tiêu, họ mới bắt đầu liên hệ với đội bóng sở hữu.
Xin nhắc lại, đây là một hành động trái luật. Đúng luật là phải như bạn nghĩ ban đầu, tức là đội muốn mua phải liên hệ trực tiếp với đội sở hữu. Nhưng làm thế có thể rất mất thời gian, mà nhiều rủi ro. Điều gì sẽ xảy ra nếu sau khi hai CLB đạt được thỏa thuận với nhau rồi cầu thủ đang được nói tới lại không chịu đàm phán với CLB mới?
Ngoài ra, nếu CLB muốn mua “nắm” được cầu thủ, họ sẽ có một vị thế khác khi đàm phán. “Tôi biết là anh ta muốn gia nhập đội bóng của chúng tôi, nên tốt nhất là anh đồng ý bán đi, và đừng có hét giá trên trời nữa”!
Quan trọng hơn, trái luật nhưng không dễ bị bắt quả tang. Thực tế là trong thời gian vài thập kỷ trở lại đây, câu trộm mà bị tóm chỉ có vụ Chelsea câu Ashley Cole của Arsenal là to, chủ yếu vì các bên quá chủ quan (toàn nhân vật tai to mặt lớn gặp nhau tại khách sạn).
Liverpool cũng từng bị Southampton cảnh cáo hồi cố gắng câu Van Dijk, nhưng cuối cùng không gặp vấn đề gì. Lý do câu trộm khó bị phát hiện là bởi các bên có đủ cách để làm điều đó mà không bị phát hiện. Đại diện CLB nói chuyện với đại diện của cầu thủ về một “món hàng ở chợ” chẳng hạn…
Đó là lý do theo khẳng định của một cựu cầu thủ giấu tên, người kể lại rất nhiều chuyện thâm cung bí sử trong giới bóng đá chuyên nghiệp dưới biệt danh The Secret Footballer (Cầu thủ bí mật), có tới 95% vụ chuyển nhượng ngày nay bắt đầu bằng câu trộm. Đây cũng là lý do các tay cò, đặc biệt là những tay cò tên tuổi như Jorge Mendes hay Mino Raiola, càng ngày càng quyền lực và tất nhiên, càng giàu.
Hợp đồng được thương lượng thế nào?
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những dòng tin kiểu “cầu thủ C đã đồng ý các điều khoản cá nhân với đội B”, dù thực tế cầu thủ C đó vẫn thuộc quyền sở hữu của đội A. Thế là thế nào? Như đã nói, chuyện này trên lý thuyết, đúng hơn là theo luật, không được phép xảy ra.
Nhưng thực tế thì nó vẫn xảy ra. Có thể cầu thủ C và đội B không được phép ký hợp đồng với nhau (tiếp xúc còn bị cấm cơ mà), nhưng họ sẽ có cách nào đó để đi tới một thỏa thuận chung. Đội B có nghĩa vụ phải tôn trọng cam kết thỏa thuận này một khi đội A đồng ý bán.
Trong gần như 100% trường hợp, người đại diện sẽ đứng ra lo liệu hết tất cả. Nếu mọi việc thuận lợi, cầu thủ chỉ việc đặt bút ký vào cuối hợp đồng chính thức. Câu hỏi ở đây là, người đại diện kia thường đem những vấn đề gì ra thảo luận trên bàn đàm phán? Tất nhiên, đầu tiên phải là lương và thời hạn hợp đồng. Nhưng đây chỉ là những yếu tố cơ bản.
Ngoắt nghéo là ở các điều khoản liên quan tới thưởng. Có những cầu thủ lương cơ bản chỉ là 1, nhưng sau khi tính hết các khoản thưởng thu nhập có thể lên thành 2, thậm chí 3. Ví dụ như hợp đồng của Alexis Sanchez với M.U. Sanchez thực tế “chỉ” nhận hơn 300.000 bảng/tuần, nhưng truyền thông luôn nói rằng anh nhận gần 600.000 bảng, đó là vì họ đã gộp hết các khoản thường mà anh có thể nhận.
Đây cũng là nơi phát sinh mâu thuẫn giữa CLB và cầu thủ. Đừng tưởng cứ thưởng cao là tốt. Ví dụ, nếu bạn là tiền đạo thứ tư trong đội, bạn sẽ không muốn cài thêm khoản thưởng 20.000 bảng cho mỗi bàn thắng làm gì. Nhưng đó sẽ là điều khoản mà CLB cố gắng mời chào, với mục đích không gì khác là hạ mức lương cơ bản của bạn xuống, trong khi “tổng thu nhập” trông vẫn cao.
Tương tự, nếu là Mesut Oezil, bạn sẽ thích nhận thưởng cho mỗi trận thắng hơn là cho mỗi pha kiến tạo. Vì sao? Oezil có thể có 15 pha kiến tạo, và nhận 10.000 bảng cho mỗi pha. Nghe có vẻ nhiều. Nhưng nếu anh nhận 20.000 bảng cho mỗi trận thắng thì sao?
Cũng bởi thế, hợp đồng của các cầu thủ là muôn hình vạn dạng, chẳng của ai giống của ai. Hợp đồng của một tiền đạo tất nhiên không giống với của một hậu vệ, nhưng ngay giữa các tiền đạo cũng có sự khác biệt lớn. Đây là đang nói trong cùng một đội bóng. Với các đội khác nhau thì sự khác biệt còn lớn hơn nữa.
Ngoài ra, sự khác biệt còn nằm ở các khoản thưởng tập thể. Các CLB có thể có thưởng cho mỗi trận thắng hay trận hòa. Nhưng thắng ở Premier League có thể khác với thắng ở Champions League (thường thì ở Champions League thưởng sẽ cao hơn). Và tất nhiên, thưởng ở M.U sẽ khác với thưởng ở Aston Villa, hay Leeds.
Các đội chuyển nhượng thế nào? Ở thời hiện tại, sự chuyên môn hóa là rất cao. Không có chuyện một HLV lo luôn cả chuyện chuyển nhượng như thời Sir Alex Ferguson. Bây giờ, quy trình chuẩn là nếu HLV muốn tăng cường lực lượng, ông ta sẽ phải đưa ra các yêu cầu thật cụ thể. Đội ngũ tuyển trạch sẽ dựa vào các yêu cầu đó để đưa ra một danh sách những mục tiêu, trong đó có phương án A, phương án B, rồi cứ thế. Nếu HLV thấy “OK” với danh sách này, việc còn lại của ông ta là ngồi chờ. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công Phượng gây sốt tại Bình Phước, HLV Kim Sang Sik có quyết định bất ngờ về danh sách ĐT Việt Nam
HLV Kim Sang Sik nhận 'tối hậu thư', ĐT Việt Nam nguy cơ dừng bước sớm ở AFF Cup 2024
Sếp lớn VFF từ chức trước AFF Cup 2024, kế hoạch của HLV Kim Sang Sik cùng ĐT Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Không phải Viktor Gyokeres, xác định ngôi sao Sporting Lisbon được Ruben Amorim đưa về Man United
HLV Kim Sang Sik gây sốc trước AFF Cup 2024, ĐT Việt Nam chính thức có HLV mới
HLV Kim Sang-sik nhận tín hiệu đặc biệt, ĐT Việt Nam có biến động lớn trước AFF Cup 2024