Top 10 bản hợp đồng thảm họa ở Premier League trong tháng Giêng
Báo Indonesia cảm ơn HLV Park Hang Seo vì giới thiệu HLV chất lượng / HLV U23 Hàn Quốc không “ngán” U23 Việt Nam
Sau màn trình diễn ấn tượng ở World Cup 2014, cầu thủ chạy cánh Juan Cuardrado của Fiorentina đã được nhiều nhiều đội bóng theo đuổi, trong đó có Chelsea. Đáng tiếc là ở đội bóng mới, anh lại không thể hiện được gì nhiều. Cuadrado chỉ đá chính 4 trận trong mùa giải Chelsea vô địch Premier League. Để đỡ bỏ phí Cuadrado, Chelsea đã để tiền vệ người Colombia này đá cho Juventus trong 2 năm theo dạng cho mượn trước khi bán đứt anh với giá 18 triệu bảng.
Khi chiêu mộ hậu vệ Samba năm 2013, HLV Harry Redknapp rất tự tin vào khả năng cầu thủ này sẽ giúp sức mạnh của Queens Park Rangers tăng lên đáng kể. Rất tiếc là dù được đặt nhiều kỳ vọng như vậy, cầu thủ được hưởng mức lương 100.000 bảng này lại không thể giúp QPR trụ hạng và còn xung đột với các CĐV ở đây. Sau nửa năm, anh đã phải tháo chạy khỏi QPR và quay trở về đội bóng cũ Anzhi.
Sau khi ghi 81 bàn sau 141 trận đá cho Liverpool, tiền đạo Fernando Torres đã kiếm được tấm vé thông hành sang Chelsea. Đội bóng phía Tây thành London phải trả The Kop 50 triệu bảng mới có được El Nino, nhưng trong 3 mùa giải rưỡi cầu thủ người Tây Ban Nha chỉ đóng góp cho The Blues vỏn vẹn 20 bàn thắng.
Liverpool hẳn có lý do để cười vào mũi Liverpool khi bán được Torres không thể hiện được gì nhiều ở Stamford Bridge với mức giá lên tới 50 triệu bảng. Tuy nhiên, chính bản thân họ cũng mắc sai lầm khi dành phần lớn số tiền thu được từ thương vụ Torres để đầu tư vào tiền đạo Andy Carroll tới từ Newcastle (35 triệu bảng). Trong 3 mùa giải chơi bóng ở Anfield, Carroll chỉ "nổ súng" có 12 lần trước khi bị bán cho West Ham với giá 15 triệu bảng.
Trong nỗ lực trụ hạng, Fulham từng mua tiền đạo Kostas Mitroglou vào năm 2014 với mức giá kỷ lục 12 triệu bảng. Thật khó tin là sau đó cầu thủ này chỉ đá có 3 trận cho Fulham và không ghi nổi dù chỉ 1 bàn thắng. Cuối mùa giải, Fulham bị xuống hạng, còn Mitroglou chuyển sang thi đấu cho Benfica.
BLĐ Middlesbrough rất ấn tượng khi chứng kiến tiền đạo Afonso Alves ghi 45 bàn/39 trận cho Heerenveen. Thế nên họ đã quyết định mua cầu thủ người Brazil này. Họ chẳng ngờ Alves lại không thể hòa nhập được với môi trường bóng đá Anh. Trong mùa giải thứ 2 đá cho đội bóng mới, Alves chỉ ghi có 4 bàn và Middlesbrough bị xuống hạng.
Chỉ sáu tháng sau khi Rangers ký hợp đồng chuyển nhượng tự do với trung vệ Jean-Alain Boumsong, họ đã bán được cầu thủ người Cameroon cho Newcastle để thu về 8 triệu bảng. Ở mùa giải đầu tiên đá cho Newcastle, Boumsong cũng chơi không tệ, nhưng mùa tiếp theo anh thường xuyên mắc sai lầm khiến Newcastle "méo mặt".
Tiền đạo Bony trở thành một trong những cầu thủ đắt giá nhất châu Phi vào thời điểm anh được Man City mua về từ Swansea với giá 28 triệu bảng. Ở Man City, Bony chỉ ghi 8 bàn/34 trận và cho thấy anh không hề xứng đáng với số tiền mà The Citizens đã bỏ ra.
Tiền đạo Carrillo không cạnh tranh được suất đá chính với Kylian Mbappe và Radamel Falcao ở Monaco, nhưng Southampton vẫn mua anh với giá 19 triệu bảng. Đây là quyết định hoàn toàn sai lầm bởi Carrillo không ghi nổi bàn nào trong 10 lần ra sân. Căn cứ vào thành tích tồi tệ trên, không ngạc nhiên khi anh bị Southampton đẩy sang Leganes chỉ sau 6 tháng.
Khi chuyển tới từ West Ham, tiền đạo Savio Nsereko tiêu tốn của West Ham 9 triệu bảng. Đổi lại, anh chẳng ghi được bàn nào trong 10 trận đá cho West Ham. Ở 10 trận đấu ấy, Nsereko tung ra có 7 pha oanh tạc, nghĩa là mội cú dứt điểm của anh có giá tới 1,29 triệu bảng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo