Top 10 chủ sở hữu giàu nhất thế giới bóng đá
Chuyển nhượng Barca: Juventus chấp nhận chi đậm để chiêu mộ Arthur / Chuyển nhượng: Chelsea 'trói chân' thành công 2 lão tướng tới cuối mùa giải
Mohammed bin Salman.
Sau 13 năm vật vờ dưới quyền kiểm soát của ông chủ nhiều tai tiếng Mike Ashley, Newcastle sắp có cơ hội đổi chủ. Và đổi đời. Chủ mới của họ, Quỹ đầu tư công Saudi Arabia, vốn là một quỹ đầu tư nhà nước, hoạt động trên danh nghĩa chính phủ Saudi Arabia. Chủ tịch của Quỹ này là Mohammed bin Salman, Thái tử và là Phó thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng quốc phòng. Trực tiếp điều hành là Al-Rumayyan, người có tên trong ban lãnh đạo của nhiều tập đoàn quốc tế hùng mạnh, như Uber hay Softbank Group. Đấy đều là những nhân vật gây tranh cãi trong mắt phương Tây và đặc biệt nhiều tiền.
Sheikh Mansour mua lại Man City từ tỷ phú Thái Lan, Thaksin Shinawatra và nhanh chóng đầu tư hàng đống tiền để biến nửa xanh thành Manchester thành một thế lực. Phó thủ tướng UAE, một thành viên của gia đình Hoàng gia Abu Dhabi, sau đó còn thâu tóm New York City FC, Melbourne City FC và Yokohama F.Marinos, cùng một vài đội bóng khác, thông qua Tập đoàn City Group. Với Sheikh Mansour, vấn đề của Man City là làm thế nào để tiêu tiền (đúng luật), chứ không phải tiền đâu để tiêu.
Sau một lần say rượu ở Thái Lan, doanh nhân người Áo Mateschitz được cho là uống thử một thứ nước tăng lực vốn rất được giới công nhân Thái ưa dùng. Quá thích thú, Mateschitz liền tìm đến Chaleo Yoovidhya, người sáng tạo ra đồ uống này, để đề nghị mua lại 49% cổ phần cùng yêu cầu được thay đổi công thức để có thể tiếp cận thị trường quốc tế. Mateschitz thành công rực rỡ. Kiếm bộn tiền, Red Bull bắt đầu đầu tư mạnh vào thể thao, ban đầu là F1 và các môn thể thao mạo hiểm và bây giờ là bóng đá, với RB Salzburg ở Áo và RB Leipzig ở Đức.
Andrea là con trai của cựu chủ tịch Juventus, Umberto Agnelli. Nhà Agnelli là chủ sáng lập của hãng xe FIAT (1899). Bản thân Umberto nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Tập đoàn FIAT từ năm 1965 cho tới khi qua đời năm 2004, và là chủ tịch Juventus giai đoạn 1956-61, chủ tịch danh dự giai đoạn 1970-2004. Con trai ông, Andrea, được bổ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Juventus vào tháng 5/2010. Dưới sự điều hành của Andrea, Juve đã khẳng định vị thế thống trị ở Serie A, không chỉ mạnh về chuyên môn mà còn rất ổn về tài chính.
Tỉ phú người Nga bắt đầu phất lên vào đầu những năm 1990, khi chính phủ Nga tư nhân hóa các công ty nhà nước sau khi Liên Xô sụp đổ. Năm 2003, ông mua lại Chelsea, trở thành người đi tiên phong trong làn sóng chủ ngoại thâu tóm các CLB Premier League. Abramovich đầu tư rất nhiều thời gian, tâm huyết và đặc biệt là tiền bạc để biến The Blues thành thế lực mới của bóng đá Anh và châu Âu. Tuy nhiên, hiện tại ông phải điều hành CLB từ xa do không được cấp visa vào Anh.
Ông Anschutz mua lại công ty khai thác dầu của... bố mình vào năm 1961 và từ đó nhanh chóng vươn lên trong danh sách những tỉ phú ở Mỹ. Năm nay 80 tuổi, ông Anschutz đặc biệt hứng thú với việc đầu tư vào các CLB thể thao, đặc biệt là bóng đá. Ông chính là một trong những thành viên sáng lập của MLS và từng là chủ sở hữu một loạt CLB như Los Angeles Galaxy, Chicago Fire, Colorado Rapids, Houston Dynamo, San Jose Earthquakes, D.C.United. Hiện tại, Anschutz chủ yếu tập trung cho LA Galaxy.
Arsenal thực ra chỉ là một trong rất nhiều CLB thể thao thuộc quyền sở hữu của tỉ phú người Mỹ, Stan Kroenke. Ngoài Arsenal, người đàn ông 72 tuổi này còn nắm LA Rams, Denver Nuggets và Colorado Rapids. Ông Kroenke bắt đầu phất lên sau khi cưới bà Ann Walton, người thừa kế Tập đoàn siêu thị khổng lồ Walmart, vào năm 1974. Không lâu sau đó, ông lập ra Tập đoàn phát triển địa ốc chuyên đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại và chung cư, đặc biệt là ở những khu đất gần các siêu thị của Walmart.
Có điều ít ai biết, Al-Khelaifi từng là VĐV tennis rất tài năng. Ông từng có mặt trong hai giải thuộc hệ thống của ATP Tour. Nhờ đó, ông có cơ hội tiếp cận và làm quen với Sheikh Tamim, Quốc vương Qatar. Al-Khelaifi được Sheikh Tamim tin tưởng giao phó nhiều vai trò lãnh đạo trong các công ty và quỹ đầu tư của cá nhân ông và chính phủ Qatar. Năm 2011, Al-Khelaifi trở thành chủ tịch Quỹ đầu tư thể thao Qatar, Qatar Sports Investments. Quỹ này mua lại PSG từ năm 2011 và Al-Khelaifi trở thành chủ tịch kiêm CEO của CLB từ đó.
Vị tỉ phú người Trung Quốc, Zhang Jindong là sáng lập đồng thời là cổ đông chính của Suning, một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất ở châu Á. Jindong trở thành cổ đông chính của Inter vào tháng 6/2016. Từ khi nắm quyền sở hữu Inter, ông Jindong đã không ít lần bày tỏ tham vọng biến đội bóng xanh-đen thành thế lực số 1 ở Serie A. Tuy nhiên, Inter vẫn chưa thể đánh bật Juventus khỏi ngôi đầu dù Hè vừa rồi đã đón HLV Antonio Conte cùng những ngôi sao đắt giá như Romelu Lukaku và Alexis Sanchez.
Ông Guangchang là chủ tịch Tập đoàn Fosun từ năm 1994. Ban đầu, tập đoàn này chỉ tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu thị trường. Nhưng sau khi mở rộng đầu tư sang ngành chăm sóc sức khỏe và bất động sản, Fosun đã vươn lên trở thành một trong những quỹ đầu tư hàng đầu thế giới. Năm 2016, họ mua lại Wolves từ chủ cũ Steve Morgan với giá chỉ 45 triệu bảng, kết hợp với “siêu cò” Jorge Mendes để biến “Bầy sói” từ một đội bóng Championship thành ứng viên vé dự cúp châu Âu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công Phượng gây sốt tại Bình Phước, HLV Kim Sang Sik có quyết định bất ngờ về danh sách ĐT Việt Nam
HLV Kim Sang Sik nhận 'tối hậu thư', ĐT Việt Nam nguy cơ dừng bước sớm ở AFF Cup 2024
HLV Kim Sang Sik nhận món quà lớn, cựu HLV Thái Lan bất ngờ ủng hộ ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2024
Man United gây bất ngờ lớn trên TTCN, lộ diện tân binh đầu tiên dưới thời Ruben Amorim
Không phải Viktor Gyokeres, xác định ngôi sao Sporting Lisbon được Ruben Amorim đưa về Man United
Sếp lớn VFF từ chức trước AFF Cup 2024, kế hoạch của HLV Kim Sang Sik cùng ĐT Việt Nam có bị ảnh hưởng?