Top 5 cầu thủ Việt Nam từ chối rời V.League ra nước ngoài thi đấu
Neymar tiệc tùng suốt 3 ngày đón chào năm mới / Ronaldo bỏ thói vùng vằng dù MU thua trận
Theo "siêu cò" nổi tiếng Jernej Kamensek, ông là người đã kết nối Văn Thanh với CLB Vojvodina của Serbia vào năm 2017, và mọi thủ tục đều diễn ra suôn sẻ, nhưng HAGL nhất quyết từ chối.Ông Jernej Kamensek nói: "Năm 2017 tôi đã chuẩn bị đủ cả visa và vé máy bay để đưa Văn Thanh sang Serbia rồi. Và tôi nhấn mạnh rằng nếu năm đó Văn Thanh sang Serbia thì chắc chắn 100% sẽ đá chính ở giải VĐQG nước này, chứ không phải câu chuyện như khi Công Phượng sang Bỉ hay Văn Hậu sang Hà Lan. Bỉ và Hà Lan đều là những nền bóng đá lớn, còn Serbia chỉ ở mức trung bình thôi". Tuy nhiên, HAGL đã từ chối cơ hội để Văn Thanh xuất ngoại. Bản thân hậu vệ này cũng không cho thấy sự sẵn sàng sang châu Âu ở tuổi 21.
Vũ Văn Thanh
Cũng theo nhà môi giới Jernej Kamensek, ông cũng từng thất bại trong việc thuyết phục Trọng Hoàng sang nước ngoài chơi bóng. Ông chia sẻ: “Năm 2010 tôi sang SLNA và có gặp Trọng Hoàng. Và thực sự sau Trọng Hoàng thì đến Văn Thanh tôi mới lại thấy có một cầu thủ Việt Nam đủ sức sang châu Âu đá bóng. Hồi ấy tôi cũng có đề nghị Trọng Hoàng hãy sang châu Âu với tôi, nhưng cậu ấy từ chối, nói rằng gia đình mình đang ở đây và sẽ không đi đâu cả.
Không phải chờ đến thời điểm tuyên bố chia tay Viettel sau khi hết hợp đồng 3 năm, Quế Ngọc Hải mới nhận được sự quan tâm từ các CLB. Bởi vài tháng trước khi đáo hạn giao kèo với đội bóng áo lính, đội trưởng của đội tuyển Việt Nam đã được nhiều đại gia từ trong và ngoài nước để mắt. Đáng chú ý nhất có Johor Darul Ta’zim. Đội bóng nhiều tiền của Malaysia và cũng thuộc diện giàu nhất Đông Nam Á đã cử người đại diện đến mời Ngọc Hải. Song song với đó, các công ty đại diện quốc tế cũng nhiều lần dạm hỏi Quế Ngọc Hải để mời anh sang Thái Lan, Nhật Bản chơi bóng. Nhưng Ngọc Hải đã khước từ tất cả để trở lại CLB quê hương - Sông Lam Nghệ An.
Đầu mùa giải 2020, CLB Trat vẫn chơi tại Thai League 1, đưa ra lời đề nghị với cá nhân Lục Xuân Hưng lên tới 110.000 USD/năm. Ngoài ra, anhsẽ nhận mức lương8.000 USD/tháng kèm khoản phí lót tay khoảng25.000 USD. Cộng lại, Xuân Hưng có thể nhận chừng110.000 USD, tương đương2,5 tỷ đồngđể sang chơi tại Thai League.
Tuy nhiên, việc đàm phán gặp trục trặc khi CLB Trat không thể thuyết phục bầu Đệ “nhả” trung vệ cao 1m83. Đội bóng này chỉ có thể tiếp cận được Lục Xuân Hưng, nhưng hoàn toàn thất bại sau thời gian dài đàm phán với CLB Thanh Hóa.
Một đội bóng khác của Malaysia là Terengganu cũng từng tiếp cận tiền vệ Tô Văn Vũ. HLV Zul Fadli Rozi của CLB này chọn Văn Vũ dựa trên tiêu chíanh chưa phải là ngôi sao ở V.League và cũng chưa thi đấu cho ĐTQG. Theo đó, Văn Vũ đã 2 lần được gửi lời đề nghị, trong đó yêu cầu về mức lương cho cầu thủ không thành vấn đề vì CLB sẵn sàng đáp ứng (khoảng 10.000 USD/tháng). Tuy nhiên, thương vụ này đã không thành công. Một phần Văn Vũ từ chối. Một phần nữa là B.Bình Dương đòi hỏi quá cao về phí chuyển nhượng khiến Terengganu không đáp ứng được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo