Thể thao

Trước Werner và Havertz, số phận những ngôi sao người Đức ở Chelsea ra sao?

Timo Werner và Kai Havertz tới Chelsea nâng số lượng cầu thủ người Đức từng cập bến Stamford Bridge lên con số 7, không quá nhiều nhưng đủ tạo ra hệ quy chiếu đánh giá chất lượng mặt hàng tới từ quốc gia này. Chờ đợi gì ở hai tân binh đắt giá này, khi những người đi trước không để lại nhiều dấu ấn.

Real muốn thu về 100 triệu euro từ Bale và 3 "hàng thải" / Filip Nguyễn bất ngờ được gọi vào ĐT CH Czech

Trước Werner và Havertz, số phận những ngôi sao người Đức ở Chelsea ra sao?
Kai Havertz.

Chưa bao giờ, chất Đức lại “đậm đặc” đến thế trong đội hình Chelsea. HLV Frank Lampard bây giờ nhắm mắt cũng dễ dàng xây dựng lối chơi dựa trên trục dọc, xương sống làm bằng chất liệu nhập khẩu từ Đức. Ruediger làm bệ phóng hàng thủ, Havertz kiến tạo lối chơi còn Werner sắm vai trò săn bàn, kết thúc một chu trình khép kín ấy.

Nếu không tính Ruediger, cả Werner và Havertz đều là những cầu thủ xuất sắc nhất tại vị trí của họ trong lãnh thổ nước Đức, dù khái niệm “xuất sắc nhất” được hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa. Mùa trước, Werner là người ghi nhiều bàn nhất (47) trong số các cầu thủ mang quốc tịch Đức đang thi đấu chuyên nghiệp. Còn Havertz, tới Chelsea là quyết định biến anh thành cầu thủ người Đức đắt nhất lịch sử.

Nhưng thực tế thường khác xa lý thuyết. Những chứng nhân quá khứ tại Tây London đều có những kỷ niệm “thương đau” với cầu thủ Đức. Nói cách khác, Chelsea chưa bao giờ là miền đất dữ với các sản phẩm xuất khẩu của nền bóng đá kỷ luật bậc nhất thế giới. Michael Ballack là một điển hình. Trong 4 mùa giải tại đây, Ballack vẫn giành 4 danh hiệu. Chỉ là, huyền thoại này chưa từng tái hiện màn trình diễn đỉnh cao như những gì từng làm được tại Bayern và Leverkusen trước kia.

Ruediger (ảnh nhỏ) và bộ đôi tân binh Werner, Havertz (phải) là 3 cầu thủ Đức hiện tại của Chelsea

Andre Schuerrle, nhà vô địch World Cup 2014 sẽ mang tới những lập luận đanh thép hơn. Schuerrle là hợp đồng của Mourinho trong nhiệm kỳ hai, chơi tạm ổn với 9 bàn trong mùa đầu nhưng đó không chỉ là ấn tượng cuối cùng anh để lại ở Chelsea mà còn là dấu ấn cuối cùng trong sự nghiệp bóng đá. Mới đây, Schuerrle đã tuyên bố giải nghệ vì chẳng ai dám nhận.

 

Xa hơn chút, Robert Huth, gương mặt thân quen ở Chelsea trong những năm đầu thế kỷ 21 cũng là một phi vụ thất bại khác. HLV Ranieri cất công lặn lội sang tận Union Berlin, nhấc Huth về Anh nhưng khi Abramovich xuất hiện, Huth không còn giữ được sự tự tin vốn có trước sự đổ bộ của các hậu vệ Bồ Đào Nha. Như chính anh thừa nhận, rằng chiếc áo Chelsea là quá khổ và năng lực của Huth chỉ phù hợp ở những CLB tầm trung như Stoke hay Leicester sau này.

Nếu kể ra hết, Chelsea đa phần đều “mua hớ” hàng Đức. Marko Marin mờ nhạt sau khi sang Chelsea, bị cho mượn tới 6 lần – bằng đúng số trận khoác áo đội một trong 5 năm hợp đồng tại đây. Ngay cả Ruediger, một trung vệ sớm khẳng định tên tuổi tại Serie A nhưng lại là mắt xích yếu nhất trong hàng thủ tệ nhất Top 10 Premier League mùa trước.

Áp lực lên Werner và Havertz, vì thế, là rất khủng khiếp. Nếu thành công, chuyện sẽ chẳng còn gì để bàn nhưng thất bại, họ sẽ đối diện với tương lai mờ mịt. Nhiều tài năng đã đào hố chôn vùi sự nghiệp chỉ vì sang Premier League từ khi còn quá trẻ.

Clip các bàn thắng đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm