Thể thao

U23 Việt Nam tiến sâu vào bán kết: Khi giá trị nằm ở hàng phòng ngự

Với chỉ 6 bàn thắng sau 4 trận, hàng tấn công của U23 Việt Nam đương nhiên chưa thể khiến giới mộ điệu yên tâm. Nhưng một lần nữa, hàng phòng ngự vững vàng lại trở thành điểm tựa cho thầy trò Park Hang Seo tiến vào vòng bán kết SEA Games 31.

Alves muốn gia hạn hợp đồng với Barcelona, nhắm suất đá chính World Cup 2022 / Man United là đội bị ghét thứ 2 ở Premier League

U23 Việt Nam tiến sâu vào bán kết: Khi giá trị nằm ở hàng phòng ngự
Lại lấy thủ bù công

Không nằm ngoài dự đoán, chủ nhà U23 Việt Nam đã vào bán kết với ngôi nhất bảng. 3 chiến thắng, 1 trận hòa có thể xem là kết quả chấp nhận được đối với hành trình ở bảng A, khi U23 Việt Nam lần lượt gặp các đối thủ gồm Indonesia, Philippines, Myanmar và Timor Leste. Dẫu vậy, nhìn vào thông số bàn thắng, đội bóng đang được dẫn dắt bởi ông Park Hang Seo đương nhiên chưa thể khiến người hâm mộ yên lòng.

Cụ thể, ngoài thắng lợi giòn giã 3-0 trước U23 Indonesia ở lượt đầu tiên, hàng tấn công của U23 Việt Nam lại rơi vào vòng lặp bế tắc giống như giai đoạn trước SEA Games. Nên nhớ, trong số 7 trận chính thức trước Đại hội (gặp các đội U23 Myanmar, Đài Bắc Trung Hoa, Croatia, Uzbekistan, Iraq và 2 trận với U20 Hàn Quốc), U23 Việt Nam chỉ ghi được đúng 5 bàn thắng! Nỗi lo tấn công ấy đã tái diễn trong 3 trận đấu tại vòng bảng SEA Games, khi U23 Việt Nam cũng chỉ 3 lần chọc thủng lưới trước Myanmar và Timor Leste. Thậm chí, Tiến Linh và các đồng đội bế tắc toàn tập khi đối đầu với một Philippines chơi phòng ngự quá kín kẽ.

Với chỉ vỏn vẹn 6 bàn thắng, U23 Việt Nam là đội có hàng tấn công thiếu hiệu quả nhất trong số 4 cái tên góp mặt ở bán kết. Nhưng may mắn thay, trong bối cảnh công còn “cùn”, hàng phòng ngự của U23 Việt Nam lại vững vàng hơn mong đợi. Sau 4 trận đã qua, U23 Việt Nam không để thủng lưới. Đây là lần đầu tiên sau 17 năm, một đội U23 lại giữ sạch lưới cả vòng bảng SEA Games như vậy. Cột mốc trước đó được thiết lập bởi U23 Indonesia, tại SEA Games 2005 diễn ra trên đất Philippines.

Thanh Bình (giữa) theo kèm rát với tiền đạo Indonesia Ảnh: Đức Cường

Thanh Bình (giữa) theo kèm rát với tiền đạo Indonesia Ảnh: Đức Cường

Liệu ông Parkcó dựng xe bus?

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên một đội tuyển Việt Nam được dẫn dắt bởi HLV Park Hang Seo chứng kiến cảnh lấy thủ bù công như vậy. Ở ASIAD 2018, U23 Việt Nam vào đến vòng bán kết nhờ một chuỗi trận giữ sạch lưới liên tiếp từ vòng bảng, vòng 1/8 tới vòng tứ kết. Vài tháng sau đó, đội tuyển Việt Nam lại tiếp diễn năng lực phòng ngự vô cùng ấn tượng. Thủ môn Đặng Văn Lâm lập kỷ lục 405 phút liên tiếp không để thủng lưới tại AFF Cup. Bản thân đội tuyển Việt Nam cũng không để thủng lưới một lần nào xuyên suốt cả vòng bảng giải đấu diễn ra năm 2018 lúc bấy giờ.

Vòng loại thứ 2 World Cup cũng chứng kiến một chuỗi trận sạch lưới của đội tuyển Việt Nam. Cụ thể, 5 trong 8 trận đấu của đội tuyển Việt Nam không cho đối phương ghi bàn. Nhờ vậy, mặc dù chỉ ghi 13 pha lập công sau 8 trận (hiệu suất thấp nhất trong tổng số 10 đội vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022), nhưng nhờ hàng thủ quá chắc chắn, đội tuyển Việt Nam của ông Park vẫn có lần đầu tiên trong lịch sử góp mặt ở vòng loại dành cho những đội châu Á mạnh nhất. Hàng phòng ngự tiếp tục là điểm nhấn của đội tuyển Việt Nam ở vòng bảng AFF Cup 2020. Trong số 4 đội vào bán kết (bên cạnh Thái Lan, Singapore, Indonesia), Việt Nam là đội duy nhất sạch lưới sau 4 trận liên tiếp ở vòng bảng.

Dựa trên những dữ kiện kể trên, có thể thấy được rằng U23 Việt Nam sẽ rất khó chịu nếu chơi bóng thiên về phòng ngự. Đây vốn dĩ cũng là cách mà các đội tuyển Việt Nam dưới thời ông Park gặt hái thành công xuyên suốt một chặng đường kéo dài 5 năm qua. Vậy nên, sẽ không bất ngờ nếu như U23 Việt Nam chấp nhận gạt cái tôi sang một bên, chấp nhận chơi phòng ngự phản công trước những đối thủ kể từ vòng bán kết SEA Games tới.

Clip các bàn thắng đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm