Vấn đề của M.U không phải 'mua kém' mà là 'bán dại'
Cử chỉ ấm áp của Mourinho khiến dân mạng hết lời cảm phục / Thực tế phũ phàng về công tác chuyển nhượng của MU
2 bản hợp đồng bán đi với giá cao nhất của Man United trong vài năm qua là Angel Di Maria sang PSG với giá 44,5 triệu bảng và Romelu Lukaku sang Inter với giá 73 triệu bảng. Tuy nhiên, đây vẫn là những số tiền ít hơn mà họ bỏ ra để có được họ. Di Maria chuyển tới từ Real với giá 59,7 triệu bảng còn Lukaku được mua về từ Everton với giá 75 triệu bảng.
Trước đó, Quỷ đỏ thu về 16 triệu bảng vào năm 2014 từ tiền bán sản phầm của lò đào tạo trẻ Danny Welbeck. Họ cũng coi như hòa vốn từ vụ chuyển nhượng hậu vệ Daley Blind.
Trên thực tế, phải quay lại vụ chuyển nhượng kỷ lục thế giới Cristiano Ronaldo sang Real Madrid vào năm 2009 mới chứng kiến M.U thu lãi từ hoạt động chuyển nhượng. Họ mua ngôi sao người Bồ Đào Nha với giá 12,2 triệu bảng từ Sporting năm 2003 và thu về 80 triệu bảng tiền bán anh.
Tất nhiên, Man United không hề muốn bán Ronaldo bởi anh là ngôi sao số 1 của đội bóng. Nếu CR7 không nhất quyết đòi rời CLB, M.U sẽ không chấp nhận bất kỳ mức giá nào.
Di Maria và Lukaku là 2 thương vụ bán đi với giá cao nhất của M.U nhiều năm qua nhưng vẫn thấp hơn giá mua về.
Ở thời điểm hiện tại, Man United cũng có thể thu về một khoản lợi nhuận đáng kể nếu như họ đồng ý bán các sản phẩm từ lò đào tạo trẻ như Marcus Rashford hay Mason Greenwood. Nhưng đó không phải là những trường hợp mà M.U nên bán. Điều này chỉ ra thực tế rằng Quỷ đỏ đã không có được khả năng bán người hiệu quả trong nhiều năm qua.
Điều này không thành vấn đề trong những năm Sir Alex Ferguson cầm quyền vì Man United vẫn giành được các danh hiệu và những khoản đầu tư rõ ràng là tích cực. Nhưng khi ông nghỉ hưu, vấn đề này mới thực sự trở nên nghiêm trọng.
Trong tuyên bố trước trận đấu đầu tiên tại Premier League 2020/21, Phó chủ tịch Ed Woodward đã nói rằng: "Chúng tôi phải có trách nhiệm với các nguồn lực của mình trong thời gian thử thách này".
Nhưng Man United đã phải chịu trách nhiệm như thế nào với nguồn lực của họ trong vài năm qua? Trận thua Palace là thất bại tồi tệ nhất trong ngày khai mạc suốt 25 năm qua của M.U. Và NHM càng thêm cay đắng khi một cầu thủ của là Wilfried Zaha chính là nhân tố chính hủy diệt đội bóng. Trong khi đó, 2 mục tiêu của Quỷ đỏ là Gareth Bale và Sergio Reguilon được công bố chính thức gia nhập Tottenham.
Sau trận thua Palace, cựu hậu vệ Gary Neville đã tuyên bố rất rõ ràng: M.U cần mua một trung vệ. Nhưng trong danh sách hiện tại của Quỷ đỏ đang có tới 8 trung vệ gồm Harry Maguire, Victor Lindelof, Eric Bailly, Chris Smalling, Phil Jones, Marcos Rojo, Axel Tuanzebe và Teden Mengi.
Ai cũng biết con số này cần phải giảm xuống nhưng có vẻ như Man United vẫn chưa tìm ra cách để giải quyết. Họ đã từ chối lời đề nghị của AS Roma cho Smalling nhưng cũng không điền tên anh vào danh sách đăng ký cho trận gặp Palace.
Trong khi đó, Rojo đã không ra sân cho Quỷ đỏ kể từ tháng 11/2019. Anh chỉ có 9 trận ở mùa giải trước và thêm 7 trận ở mùa 2018/19. Tổng cộng, cầu thủ 30 tuổi người Argentina chỉ có 21 lần ra sân kể từ khi anh ký hợp đồng mới vào tháng 3/2018. Bản hợp đồng này có thời hạn tới tháng 6/2021 với tùy chọn gia hạn thêm 1 năm.
Nếu nhìn sang Liverpool, Man United hẳn sẽ phải xấu hổ. Đến bao giờ họ mới có thể thực hiện các thương vụ như Liverpool bán Philippe Coutinho sang Barca với giá 142 triệu bảng hay Chelsea bán Eden Hazard sang Real với giá 130 triệu bảng?
M.U đang có một đội hình cồng kềnh và thiếu cân bằng. Họ có quá nhiều hậu vệ, một số tiền vệ có phong cách giống nhau và không đủ tiền đạo.
Cặp trung vệ Harry Maguire và Victor Lindelof đã chịu vô số chỉ trích nhưng thực tế là M.U đã phải bỏ ra tới 115 triệu bảng để có bộ đôi này. Và dù có mua về một trung vệ đắt giá nữa cũng chưa chắc giải quyết được lỗ hổng nơi hàng phòng ngự.
Ngay cả ở vị trí thủ môn cũng đang có những vấn đề. David De Gea là cầu thủ được trả lương cao nhất đội. Dean Henderson vừa ký hợp đồng mới với mức lương 110.000 bảng mỗi tuần và Sergio Romero vẫn đang ở lại với tư cách vị trí thủ môn số 3. Một trong 2 người De Gea và Henderson cần phải ra đi.
Man United dường như không thể bán để có tiền mua người. Có vẻ như họ muốn "tích trữ" những gì mình có hơn là mạnh dạn làm mới đội hình. Quỷ đỏ vẫn đang chần chừ "bớt một thêm hai" những lời đề nghị dành cho các người thừa của mình.
Nhiều người đại diện và các đội bóng đối tác phàn nàn rằng những vụ chuyển nhượng với Man United thường bị kéo dài một cách không cần thiết. Thậm chí một người đại diện đã tuyên bố thẳng là "thật mất thời gian".
Tại Chelsea, Marina Granovskaia nổi tiếng là người dứt khoát trong chuyển nhượng. Giám đốc thể thao Michael Edwards của Liverpool cũng có cách hành xử tương tự với ví dụ điển hình là thương vụ mua Diogo Jota từ Wolves với giá có thể lên tới 45 triệu bảng. Họ mạnh dạn cân bằng ngân sách cũng như đội hình và luôn có kế hoạch một cách rõ ràng.
Về mặt chi tiêu rầm rộ, Man United đang vượt xa so với Man City. Nhưng công bằng mà nói, Man City không chỉ đạt được thành công lớn hơn nhiều trong những năm gần đây mà còn nâng cao giá trị đội hình của mình.
Những hy vọng cho Man United là họ đã có vẻ khôn ngoan hơn trong các vụ mua sắm gần đây như Bruno Fernandes hay Donny Van de Beek. Nhưng thực trạng bán người tệ hại vẫn không thay đổi. Nếu không thể giải quyết vấn đề này, ngày trở lại đỉnh vinh quang của M.U vẫn còn rất xa xăm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Báu vật của HAGL gây chấn động, HLV Kim Sang-sik gạch tên công thần ĐT Việt Nam?
HLV Kim Sang Sik không nuốt trôi 1 trận đấu của ĐT Việt Nam
ĐT Việt Nam 'bay cao' trên BXH FIFA ngay đầu 2025, vượt mặt ĐT Thái Lan sau AFF Cup?
HLV Kim Sang Sik: ‘Ở V.League, cầu thủ Việt Nam chạm nhẹ là ngã’
Antony chính thức rời Man United, Ruben Amorim đón 'bom tấn' trị giá 40 triệu euro?
Thái Lan nói không với Xuân Son, ĐT Việt Nam bất ngờ triệu tập sao nhập tịch cao 1m90 dự giải ĐNÁ?