Văn Lâm, Xuân Trường sang Thái với một sứ mệnh đặc biệt
HLV Solskjaer nói gì sau thất bại đầu tiên và tấm thẻ đỏ oan nghiệt của Pogba? / Choáng với hiệu suất làm bàn không tưởng của Ronaldo giúp Juventus thống trị Serie A
Sứ mệnh của Kiatisak lúc đó được cho là “khai sáng” cho bóng đá Việt giai đoạn đầu chuyên nghiệp. Bây giờ liệu Văn Lâm, Xuân Trường có thể tạo ra những điều tương tự?
Thật ra, đây không phải lần đầu bóng đá Việt “xuất khẩu cầu thủ” sang Thái. Đã có những Lương Trung Tuấn, Việt Thắng làm điều tương tự nhưng bản chất vẫn là những cuộc dạo chơi mang tính “né án kỷ luật” của những cầu thủ này và cũng không tạo được nhiều ấn tượng.
Cuộc tấn công bóng đá Thái thời điểm hiện tại của Văn Lâm, Xuân Trường khác hẳn, không còn theo kiểu “đi để nâng cao trình độ” mà là một thương vụ khẳng định giá trị. Rõ ràng màn trình diễn ở AFF Cup và Asian Cup là công cụ makerting quá hữu hiệu để những ông chủ người Thái không mấy đắn đo đặt bút ký với những cầu thủ hàng đầu của đội tuyển Việt Nam.
Song, vẫn còn những chút nuối tiếc. Thực tế V.League 2019 chưa diễn ra nhưng phần đông NHM Việt vẫn mong chờ những cầu thủ này thi đấu ở giải quốc nội, để được chứng kiến những màn so tài nội bộ kiểu Công Phương đối mặt Văn Lâm, Xuân Trường đại chiến Quang Hải... Những màn so tài ấy, cộng với hiệu ứng mà thầy trò Park Hang-seo mang lại, sẽ tạo ra những giá trị mới cho bóng đá nội.
Câu hỏi là phải chăng những CLB ở Việt Nam cho đến giờ này vẫn chưa đủ lực để không chỉ giữ chân những cầu thủ tốt nhất, mà thực tế là những năm gần đây còn khó khăn trong việc mở hầu bao để đưa về những cầu thủ hạng A của Châu Á, hoặc ít nhất là những “ngôi sao sắp lặn” của bóng đá thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan đã làm?
Quy luật kinh tế chi phối rất nhiều. Gần 20 năm trước, Kiatisak đến Việt Nam với mức lương “không thể từ chối” đối với một cầu thủ Đông Nam Á và cuộc đầu tư tốn nhiều tiền bạc và giấy mực ấy đã mang lại “cả vốn lẫn lời” cho bầu Đức để ông nhận ra rằng đầu tư vào đào tạo cầu thủ là có tương lai.
Dù có đáng tiếc nhưng sự ra những sự ra đi của Văn Lâm, Xuân Trường là tốt cho nhiều phía, đặc biệt đối với bản thân hai cầu thủ kể trên.
Việc các cầu thủ như Xuân Trường xuất ngoại có ích cho tất cả các bên
Tết Nguyên đán, ngồi nói chuyện với một số chuyên gia kinh tế thì được biết, bóng đá - một lần nữa - đi trước bằng cách thâm nhập thị trường Thái Lan. Trong khi người Thái những năm gần đây đã tìm mọi cách thâu tóm các thương hiệu của Việt Nam. Cụ thể, 3 đại gia Thái Lan đã đổ tiền mua cổ phần và dần chiếm quyền kiểm soát với những đại gia Việt, ví dụ tập đoàn SCG (Siam Center Group) đã mua phần lớn Nhựa Bình Minh, Prime Group, Batico; ThaiBev của tỉ phú Charoen mua Metro Việt Nam, gần 20% cổ phần Vinamilk, 65% cổ phần Phuthai Group, hơn 50% cổ phần Sabeco; Centra Group mua 100% cổ phần Big C Việt Nam.
Có những cảnh báo về việc các đại gia Thái sẽ thâu tóm và thao túng từ sản xuất đến tiêu thụ các chuỗi bán lẻ Việt nhưng rõ ràng những cuộc đổ bộ như vậy, ở góc độ nào đó, đã kích thích sản xuất trong nước.
Hy vọng Văn Lâm, Xuân Trường chỉ là phần mở màn của một cuộc đổ bộ của bóng đá Việt vào bóng đá Thái - nơi được cho là phát triển và chuyên nghiệp hơn ở cấp CLB. Rất khó để nói rằng họ sẽ có vai trò như Kiatisak với HAGL và V.League ngày nào nhưng ít nhất, chuyến đi này cũng đã mở mang cho chính những CLB Việt cách nâng tầm mình lên bằng việc sản sinh ra những cầu thủ thực sự chất lượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
ĐT Việt Nam lên đỉnh Đông Nam Á, HLV Kiatisak bất ngờ thừa nhận sự thật phũ phàng
Diogo Dalot trên đường đến Real Madrid, Man United kích hoạt thành công 'món hời' từ Serie A?
HLV Kim Sang-sik 'chiêu mộ' Son Heung-min, mở đường cho cầu thủ Việt Nam xuất ngoại?
Bạn thân Nguyễn Xuân Son nói tiếng Việt cực đỉnh, khát khao được nhập tịch thi đấu cho ĐT Việt Nam
HLV Kim Sang-sik 'thay máu' nhân sự ĐT Việt Nam, tiết lộ tiêu chí lựa chọn nhân tài
HLV Amorim nổi trận lôi đình, Man United thanh lý 8 ngôi sao để tái thiết đội hình trong mơ?