Thể thao

VAR ở V.League bị hiểu lầm về cách vận hành

Không phải lúc nào VAR cũng có thể can thiệp vào trận đấu và không phải mọi tình huống VAR can thiệp cũng được công khai trên sóng truyền hình. Đó là những hiểu lầm cơ bản về hệ thống VAR đang được áp dụng tại Night Wolf V.League 1 – 2023/24.

'Nhức mắt' trước vòng 1 cực 'khủng' của người đẹp từng là nàng WAG hấp dẫn nhất nước Anh / Đường cong 'gây mê' của nữ golf thủ quyến rũ nhất nước Anh

VAR ở V.League bị hiểu lầm về cách vận hành
VAR ở V.League vẫn gây tranh cãi

Sau trận đấu giữa Viettel hoà 1-1 với Thanh Hoá trên sân Hàng Đẫy tối 27/10, nhiều CĐV đội khách bày tỏ thắc mắc về tình huống đội nhà chịu phạt đền nhưng không thấy dấu hiệu VAR vào cuộc. Thực tế, VAR hoạt động liên tục trong suốt thời gian diễn ra trận đấu (cả khi bóng ngoài cuộc) và kiểm tra mọi tình huống bằng cách xem lại tình huống quay chậm thông qua hệ thống kết nối với toàn bộ camera trên sân. Có 2 cách để tổ trọng tài VAR kiểm tra các tình huống gồm “kiểm tra trong im lặng” (silent check) và kiểm tra để xác nhận (confirm) khi trọng tài VAR và trọng tài chính đồng quan điểm về một tình huống thì VAR chỉ cần xác nhận lại với trọng tài chính về tình huống đó thông qua bộ đàm.

Nhìn chung, những pha bóng VAR “kiểm tra trong im lặng” thường diễn ra như đúng cái tên của nó, khán giả khó lòng nhận biết khi theo dõi qua truyền hình. Đó là những tình huống trọng tài chính đã xử lý và đưa ra quyết định chính xác, không cần VAR can thiệp. Ông Đặng Thanh Hạ -Trưởng ban Trọng tài VFF chia sẻ: “Với nguyên tắc quan trọng nhất khi vận hành trận đấu có VAR của FIFA là ‘VAR can thiệp tối thiểu, nhưng hiệu quả phải tối đa’ nên VAR chỉ can thiệp khi cho rằng trọng tài đã đưa ra một quyết định sai rõ ràng hoặc bỏ qua một tình huống nghiêm trọng liên quan đến phạt đền, bàn thắng, thẻ đỏ trực tiếp và phạt thẻ nhầm người.

Ở nhiều tình huống đã diễn ra tại V.League, người hâm mộ không thấy hình ảnh trọng tài chính phải đích thân ra xem lại tình huống ở màn hình đặt trên sân trước khi đưa ra quyết định cuối cùng bởi đó là những tình huống rõ ràng chỉ cần VAR kiểm tra và thông báo cho trọng tài mà không cần trọng tài phải xem lại màn hình. Còn các tình huống VAR đề nghị trọng tài vào xem lại màn hình để đưa ra quyết định là những tình huống mà quan điểm của VAR khác với quyết định của trọng tài trên sân.

Việc này đến từ 2 cách thức VAR can thiệp khác nhau, gồm, ‘VAR only review’ – Chỉ cần VAR kiểm tra và thông báo cho trọng tài chính. và ‘on field review’ – VAR đề xuất trọng tài vào xem lại tình huống trên màn hình và đưa ra quyết định cuối cùng”.

 

Với những tình huống rõ ràng, VAR chỉ cần thông báo cho trọng tài và đưa ra tư vấn cũng như quan điểm mà không cần trọng tài chính phải xem lại (VAR only review). Một số tình huống có thể kể đến như xác định vị trí phạm lỗi của cầu thủ trong hay ngoài khu phạt đền, bóng đã qua vạch vôi hay chưa để xác định có bàn thắng hay không, hoặc xác định vi phạm việt vị (liên quan đến bàn thắng, phạt đền hoặc DOGSO).

Tình huống trọng tài Nguyễn Mạnh Hải từ chối phạt đền dành cho CLB Thanh Hoá ở giữa hiệp 1 là ví dụ cụ thể cho “VAR only review”. Rimario đã ở vị trí việt vị trước pha tranh chấp với hậu vệ đối phương tại thời điểm đồng đội anh ta chuyền bóng, vì vậy lỗi việt vị đã xảy ra trước khi có lỗi dẫn đến quả phạt đền. Vì quyết định này mà Rimario phản ứng nên anh ta phải nhận thẻ vàng

Ngược lại, những tình huống VAR và trọng tài không thể đi đến cùng một quan điểm, hoặc những tình huống VAR cần trọng tài cân nhắc để đưa ra quyết định cuối cùng, màn hình xem lại sẽ được sử dụng (on field review). Trường hợp xử lý thẻ phạt Hồng Duy của CLB Nam Định là điển hình. Ở tình huống này, VAR đánh giá hành động của Hồng Duy có thể là một thẻ đỏ mà trên sân trọng tài không xử lý thẻ phạt đối với Hồng Duy, nên VAR đã đề xuất trọng tài xem lại. Sau khi trọng tài Trần Trung Kiên xem lại tình huống trên sân, trọng tài Kiên đánh giá mức độ phạm lỗi của cầu thủ này là ở mức độ trung bình nên đã quyết định phạt thẻ vàng

Một vấn đề khác khán giả nên có cái nhìn thông cảm với đội ngũ trọng tài là việc VAR vào cuộc và mất nhiều thời gian để trọng tài đưa ra quyết định cuối cùng. Có nhiều yếu tố dẫn thời thời gian chờ đợi quá lâu. Theo quy định, VAR phải kiểm tra từ thời điểm bóng trở lại trong cuộc (sau tình huống bóng chết cuối cùng, trước khi dẫn tới pha bóng cần VAR can thiệp). Vì thế, thời gian bóng “sống” ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian VAR can thiệp.

 

Một yếu tố khác mang tính khách quan là VAR đang ở giai đoạn đầu được áp dụng tại giải VĐQG. Đội ngũ vận hành, tổ trọng tài cần thêm nhiều trải nghiệm để nâng cấp khả năng thao tác để đưa ra quyết định chính xác. Việc này không thể diễn ra trong một sớm một chiều mà cần rất nhiều trận đấu có VAR.

- Video vẻ quyến rũ của bạn gái Đặng Văn Lâm. Nguồn: FBNV.



 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm