VCK U23 châu Á 2020: Khốc liệt cuộc đua tranh vé đi tiếp ở bảng D
HLV Park Hang-seo: “Thời gian đầu, tôi chỉ mong mình trụ lại ở Việt Nam 1 năm” / HLV Park Hang Seo từng suýt đến Trung Quốc trước khi chọn Việt Nam
Một chi tiết rất thú vị ở VCK U23 châu Á 2020 tới đây. Đó là ở mỗi bảng A, B, C đều có sự hiện diện của mỗi nhà vô địch tương ứng với 3 kỳ diễn ra VCK U23 châu Á thuộc các năm 2013, 2016 và 2018.
Đó là Iraq (vô địch năm 2013/bảng A), Nhật Bản (vô địch 2016/bảng B) và Uzbekistan (vô địch 2018/bảng C). Duy chỉ có bảng D - bảng đấu có sự góp mặt của đương kim á quân U23 Việt Nam là không có đội bóng nào từng lên ngôi vô địch.
Nếu nhìn một cách tổng quát về các bảng A, B, C, người hâm mộ phần nào có thể nhận diện ít nhất là một ứng viên nặng ký cho tấm vé vào vòng tứ kết. Nhưng thật sự không dễ đoán đối với trường hợp bảng D.
U23 Việt Nam đúng là có phong độ rất ấn tượng ở VCK U23 châu Á 2018. Nhưng với tính chất một giải đấu giới hạn độ tuổi kéo theo sự thay đổi nhiều về lực lượng, giới chuyên môn châu Á cũng chưa dám đặt niềm tin tối đa trong việc xếp U23 Việt Nam vào nhóm ứng viên giành quyền đi tiếp.
Sự dè dặt trong việc “tất tay” chọn U23 Việt Nam cũng đến từ việc đánh giá lực lượng năm nay của U23 Jordan và U23 UAE. Với mục tiêu hướng đến tấm vé tham dự Olympic 2020, cả hai đối thủ Tây Á đều nỗ lực thuyết phục các CLB châu Âu nhả quân nhằm tăng cường sức chiến đấu ở giải U23 châu Á.
Tuy nhiên dàn quân nhiều sao trẻ cũng không đồng nghĩa hai đối thủ này sẽ có màn trình diễn nổi bật ở vòng bảng. Nhất là ngoài U23 Việt Nam được đánh giá cao ở yếu tố bất ngờ, Jordan hay UAE còn phải đối mặt với một Triều Tiên vô cùng bí ẩn về thông tin lực lượng và chuyên môn.
Bao nhiêu điểm thì đi tiếp?
Sự đồng cân đồng lạng ở bảng D tạo nên tính cạnh tranh căng thẳng cho hai tấm vé giành quyền đi tiếp ở bảng đấu này. Câu hỏi được đặt ra rằng, với bao nhiêu điểm thì các đội có thể hy vọng có vé vào tứ kết?
Đúc kết từ chính 2 năm trước, với riêng U23 Việt Nam, thầy trò HLV Park Hang Seo cần có ít nhất 4 điểm trong 3 trận đấu. Tức là U23 Việt Nam cần 1 chiến thắng, 1 trận hòa cùng một hiệu số bàn thắng bại đủ tốt để làm cơ sở nằm trong nhóm 2 vị trí đầu bảng đấu.
Nếu đánh giá dựa trên lực lượng các đối thủ ở năm nay thì U23 Việt Nam sẽ đi theo mạch trận từ khó đến dễ. Điều đó khá tương tự như ở VCK U23 châu Á 2018 khi U23 Việt Nam lần lượt gặp Hàn Quốc, Australia và Syria.
Tuy nhiên so với Hàn Quốc, U23 UAE dù được đánh giá là đối thủ khó chịu nhất ở bảng D song với phong độ và thực lực hiện tại, U23 Việt Nam vẫn có những cơ sở để tin vào việc giành ít nhất 1 điểm trước đối thủ này.
Cần nhớ rằng hồi tháng 10, hai đội từng gặp nhau trong một trận đấu mang tính thăm dò. Và U23 Việt Nam cho thấy ngay cả khi chơi chiêu, Đức Chinh và các đồng đội vẫn thi đấu ngang ngửa so với đối thủ. Nếu như có một khởi đầu thuận lợi trước U23 UAE, con đường sau đó của U23 Việt Nam ở vòng bảng sẽ thuận lợi hơn đáng kể.
U23 Việt Nam không có “sao” châu ÂuCả 3 đội Triều Tiên, Jordan và UAE đều có những cầu thủ chơi bóng ở châu Âu dự VCK U23 châu Á 2020. Đáng tiếc là Đoàn Văn Hậu, trường hợp duy nhất đủ tuổi thi đấu cho U23 Việt Nam đã không được Heerenveen của Hà Lan đồng ý “nhả” về thi đấu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
HLV Kim Sang-sik có quyết định gây sốt, ĐT Việt Nam đón 'siêu viện binh' ở AFF Cup 2024?
Ruben Amorim thanh lọc đội hình Man United, 2 ngôi sao trên đường rời Old Trafford?
Paul Pogba được xác nhận trở lại Manchester United, HLV Ruben Amorim chuẩn bị có tân binh đầu tiên?
FIFA cân nhắc 'xóa sổ' VAR, áp dụng công nghệ mới giúp các HLV 'mừng thầm'