Thể thao

Vì sao các HLV châu Âu từ chối dẫn dắt đội tuyển Thái Lan?

Liên tiếp ở các kỳ giải đấu gần nhất, các đội tuyển Thái Lan đều thất bại khi được dẫn dắt bởi các HLV châu Âu, thậm chí là HLV có tên tuổi, khiến cho chính các HLV châu Âu giờ cũng ngại phải nắm đội bóng đất Chùa Vàng.

Báo Thái Lan: “Đừng hổ thẹn khi bị Việt Nam vượt mặt!” / HLV Lê Thụy Hải: “Thầy Park giúp bóng đá Việt Nam không còn sợ Thái Lan”

Trong những ngày gần đây, bóng đá Thái Lan gặp khó khăn khi lựa chọn HLV nắm đội tuyển quốc gia. Cho dù Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) đã đặt vấn đề với một HLV tên tuổi người châu Âu, nhưng vị HLV này không muốn trở thành HLV trưởng đội tuyển quốc gia Thái Lan.

Có lẽ thất bại của HLV Milovan Rajevac (người Serbia) tại AFF Cup 2018 cùng đội tuyển Thái Lan và HLV Zoran Jankovic (người Bulgaria) tại giải U23 châu Á 2018, khiến các HLV châu Âu ngại nắm đội bóng đất Chùa Vàng vào lúc này.

Trước ông Milovan Rajevac, có 3 HLV khá nổi tiếng tại châu Âu nắm đội tuyển Thái Lan, và đều thất bại. Đó là các ông Winfried Schafer (người Đức, giai đoạn 2011 – 2013, chỉ về nhì tại AFF Cup 2012), Bryan Brobson (người Anh, 2009 – 2011, bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2010) và Peter Reid (Anh, 2008 – 2009, về nhì tại AFF Cup 2008).

Vì sao các HLV châu Âu từ chối dẫn dắt đội tuyển Thái Lan? - 1

Các HLV đến từ châu Âu hiếm khi thành công cùng đội tuyển Thái Lan

Đặc biệt các ông Rajevac và Winfried Schafer từng rất thành công ở các nền bóng đá khác, nhưng lại thất bại ê chề với bóng đá Thái Lan.

Những thất bại đấy càng khiến những nhà chuyên môn tại châu Âu rút ra kinh nghiệm rằng họ khó mà thành công với bóng đá đất Chùa Vàng tầm đội tuyển quốc gia. Trong khi xen giữa thời kỳ 4 HLV châu Âu nói trên nắm đội tuyển, một HLV nội là ông Kiatisuk lại giúp Thái Lan gặt hái nhiều thành công ở giai đoạn 2014 – 2017, với 2 ngôi vô địch AFF Cup (2014, 2016), cùng thành tích hạng tư Asiad 2014.

Các HLV châu Âu ít hiểu biết về bóng đá Đông Nam Á nói chung, bóng đá Thái Lan nói riêng, trong khi chính những nhà quản lý bóng đá Thái Lan cũng dường như cố tình đánh giá sai thực lực của đội tuyển quốc gia nước mình.

Liên đoàn bóng đá Thái Lan luôn đặt ra chỉ tiêu rất cao với đội bóng đất Chùa Vàng, gần đây nhất là phải vào bán kết Asian Cup 2019, tức là phải nhanh chóng bắt kịp trình độ của nhóm “ngũ đại gia” châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran, Saudi Arabia và Australia.

Đánh giá sai thực lực của mình, dẫn đến đội tuyển Thái Lan cũng không có được lối chơi phù hợp khi bước ra sân chơi châu lục.

 

Nếu như đội tuyển Việt Nam của HLV Park Hang Seo khiêm tốn chọn lối đá phòng ngự phản công trước các đội bóng tầm châu Á, thì Thái Lan trước bất kỳ đối thủ nào đều chọn lối đá đôi công, theo kiểu ăn miếng trả miếng.

Có thể trình độ của bóng đá Thái Lan thuộc loại cao nhất Đông Nam Á, nhưng từ trình độ Đông Nam Á bước lên trình độ châu Á vẫn còn là khoảng cách lớn. Có thể ở một vài thời điểm, Thái Lan gây tiếng vang trên đấu trường châu lục, nhưng bảo rằng đội bóng đất Chùa Vàng mạnh hơn hầu hết các đội khác thuộc các khu vực Đông Á, Tây Á hoặc Trung Á thì không hẳn.

Thành ra lối chơi tấn công ăn miếng trả miếng của đội tuyển Thái Lan nhiều thời điểm như “miếng mồi ngon” để các đội bóng mạnh của bóng đá châu Á khai thác.

Các đội này, nhất là các nền bóng đá tại Tây Á vốn rất ngại kiểu đá phòng ngự chặt chẽ, đá lúc nhanh lúc chậm như đội tuyển Việt Nam vẫn thường áp dụng, chứ đá ào ào trước họ, đua sức với họ, đọ kỹ thuật tay đôi với họ, cầu thủ Đông Nam Á nói chung, cầu thủ Thái Lan nói riêng vẫn kém về mặt tố chất.

Đánh giá không đúng thực lực của nền bóng đá nước mình, đặt ra chỉ tiêu quá cao với các HLV châu Âu, khiến cho chính họ cũng bị ngộ nhận, rồi dẫn đến các thất bại liên tục. Để giờ, các HLV đến từ châu Âu khi nhìn vào thất bại triền miên của các đồng nghiệp đi trước mình, đâm ra ngại dẫn dắt đội tuyển Thái Lan.

 

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm