Vì sao cầu thủ Việt Nam chưa thành công ở nước ngoài?
Daniel James và Kepa vào đội hình 'kém hiệu quả' nhất Premier League mùa này / Quan chức FIFA muốn Ngoại hạng Anh hủy bỏ mùa giải
Mới đây, Theerathon Bunmathan và Chanathip Songkrasin được vinh danh trên đất Nhật Bản khi được truyền thông nước này bầu chọn vào đội hình cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất của J.League 2019. Ở mùa giải năm ngoái, tiền vệ tấn công Chanathip đã thi đấu 28 trận cho Consadole Sapporo, ghi 4 bàn và có 7 pha kiến tạo. “Messi Thái” đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lối chơi của đội nhà. Hiện tại, anh cũng đang là cầu thủ được định giá đắt nhất câu lạc bộ Nhật Bản lúc này, với giá 1,9 triệu euro.
Trong khi đó, hậu vệ cánh trái Theerathon khoác áo Yokohama F.Marinos, ra sân 25 trận, ghi 3 bàn và thực hiện 4 pha kiến tạo. Cầu thủ 30 tuổi được xem là một trong những nhân tố quan trọng mang về chức vô địch J.League 2019 của Yokohama F.Marinos.
Trước đó, với màn trình diễn ấn tượng ở J.League 2019, Chanathip cũng đã được lựa chọn vào đội hình tiêu biểu của mùa giải. Hẳn nhiên, những danh vọng ấy không phải ăn may, theo kiểu bầu chọn cảm tính từ các CĐV. Ngược lại, những bình chọn trên đều đến từ những nhà chuyên môn, được đánh giá công tâm và hơn hết, ghi nhận trên sự nỗ lực của các cá nhân.
Chanathip và Theerathon được xem là điển hình cho sự thành công của cầu thủ Thái Lan khi ra nước ngoài thi đấu và có thể thành công ở giải đấu chuyên nghiệp, phát triển hàng đầu châu lục như J.League. Đây là điều mà những cầu thủ Việt Nam như Công Vinh, Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường và Văn Hậu vẫn chưa thể làm được.
Với trường hợp của Văn Hậu ở Heerenveen, việc thi đấu ở môi trường đẳng cấp hàng đầu châu Âu như Hà Lan thì chuyện dự bị thường xuyên là điều có thể lý giải. Nhưng cùng hiện diện ở sân chơi như J.League mà cầu thủ Việt Nam lại dự bị triền miên, số phút ra sân chỉ đếm trên đầu ngón tay trong khi cầu thủ Thái Lan lại ra sân thường xuyên, để lại dấu ấn cũng là điều đáng để phải suy nghĩ.
Dưới góc nhìn chuyên môn của người làm nghề, cựu HLV trưởng của CLB Sài Gòn FC – Nguyễn Thành Công cho rằng việc cầu thủ Việt Nam chưa thể để lại nhiều dấu ấn khi ra nước ngoài thi đấu không hẳn chỉ xuất phát từ vấn đề chuyên môn.
“Tôi nghĩ bóng đá Thái Lan có tư tưởng xuất ngoại trước Việt Nam và thật sự cầu thủ của họ đã sẵn sàng xuất ngoại, còn cầu thủ của mình thì dường như vẫn chưa nghĩ đến. Từ tác phong cầu thủ chuyên nghiệp (tự quản và tự chăm sóc bản thân), kỹ năng sống, ngoại ngữ… họ đã được trang bị hết rồi trong khi đây vẫn là điều còn lạ lẫm với cầu thủ Việt Nam. Tôi không nghĩ trình độ chuyên môn các cầu thủ Việt Nam thua Thái Lan, nhưng các yếu tố để thích nghi với môi trường bóng đá chuyên nghiệp thực sự thì mình còn thua họ”, HLV Nguyễn Thành Công nhìn nhận.
Theo nhà cầm quân xứ Nghệ, một vấn đề khác được xem là cản trở sự thành công của cầu thủ Việt khi ra nước ngoài thi đấu chính là tâm lý tự ti. “Cầu thủ Thái Lan khi xuất ngoại là xác định đi đá bóng, khẳng định tên tuổi. Trong khi đó, cầu thủ Việt Nam chưa xuất ngoại đã bị mang tiếng là PR, thương mại nên cũng đã mất hết tự tin chơi bóng rồi”, HLV Thành Công kết lại.
Văn Lâm là cầu thủ Việt thành công nhất ở nước ngoài Trong số các cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu, Đặng Văn Lâm được xem là trường hợp thành công nhất. Mùa trước tại Thái Lan, thủ môn số 1 của Việt Nam ra sân tới 30 trận trong màu áo Muangthong, và thi đấu rất ổn định. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công Phượng gây sốt tại Bình Phước, HLV Kim Sang Sik có quyết định bất ngờ về danh sách ĐT Việt Nam
HLV Kim Sang Sik nhận 'tối hậu thư', ĐT Việt Nam nguy cơ dừng bước sớm ở AFF Cup 2024
Sếp lớn VFF từ chức trước AFF Cup 2024, kế hoạch của HLV Kim Sang Sik cùng ĐT Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Không phải Viktor Gyokeres, xác định ngôi sao Sporting Lisbon được Ruben Amorim đưa về Man United
HLV Kim Sang Sik gây sốc trước AFF Cup 2024, ĐT Việt Nam chính thức có HLV mới
HLV Kim Sang-sik nhận tín hiệu đặc biệt, ĐT Việt Nam có biến động lớn trước AFF Cup 2024