Vì sao PSG không sợ vi phạm luật công bằng tài chính?
HAGL nhận thưởng nửa tỷ đồng từ một CĐV đặc biệt / Khám phá những nguồn thu khổng lồ của Ronaldo
Có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự lễ bốc thăm vòng bảng Champions League 2021/22, chủ tịch Nasser al-Khelaifi của PSG trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý. Người đàn ông quyền lực này nắm chức vụ cao nhất của đội bóng Thủ đô khi mới 37 tuổi, vào thời điểm QSI mua lại PSG từ Canal Plus tháng 5/2011. Sau hơn 10 năm nắm quyền, Al-Khelaifi liên tục nâng tầm thương hiệu PSG bằng những bản hợp đồng bom tấn.
Từ Zlatan Ibrahimovic, Thiago Silva, Marquinhos, David Beckham đến Neymar, Mbappe và mới nhất là những Gianluigi Donnarumma, Sergio Ramos, Achraf Hakimi, đặc biệt Lionel Messi. Từ một đội bóng bị xem là “gã trọc phú” lúc QSI mới tiếp quản đội bóng, giờ PSG trở thành điểm đến lý tưởng của các ngôi sao hàng đầu thế giới. Và ngay cả cuộc chiến với Real, đội bóng vĩ đại nhất thế giới đang cố gắng chiêu mộ Mbappe bằng lời đề nghị lên tới 160 triệu euro, PSG cũng không hề e dè, kiêng nể.
PSG không chịu áp lực phải bán Mbappe để cân bằng thu chi hay giảm tải quỹ lương. Bởi những phương pháp tính toán mà UEFA điều chỉnh sẽ cứu vãn nguồn tài chính cho các đội bóng châu Âu bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và cán cân quyền lực chính trị từ thất bại của việc thành lập Super League sẽ giúp PSG không phải lo lắng vi phạm luật công bằng tài chính.
Ngay cả Mbappe ở lại, PSG vẫn không lo vị phạm luật công bằng tài chính
Theo lẽ thường, các quy định của luật công bằng tài chính buộc các CLB không được phép thâm hụy ngân cách 30 triệu euro trên tổng số 3 năm tài khóa gần nhất. Nhưng từ đầu đại dịch Covid-19, UEFA đã nới lỏng rất nhiều các quy định về tài chính và cho phép các CLB giảm thâm hụt một nừa trong hai mùa 2019/20 và 2020/21. Rõ ràng, nếu một đội bóng thua lỗ 30 triệu euro mùa đầu tiên vì Covid-19 và 20 triệu mùa tiếp theo, thì họ chỉ tính lỗ 25 triệu euro trong 2 mùa nói trên thay vì 50 như ban đầu.
Ngoài ra, những thâm hụt liên quan đến đại dịch như bán vé, sự rút lui của các nhà tài trợ, kinh doanh, bản quyền truyền hình… có thể được khấu trừ hoàn toàn. Do đó, với PSG, khoản thua lỗ khoảng 200 triệu euro cũng sẽ được cứu vãn (không tính). Trải qua một mùa rưỡi đóng cửa, riêng khoản thua lỗ từ bán vé đã lên đến 100 triệu euro.
Và mới đây, chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin cũng nhấn mạnh một thay đổi quan trọng từ tổ chức này là cho phép các chủ sở hữu tự bỏ tiền ra đầu tư cho CLB để giảm bớt tổn thất, thậm chí “phải để các nhà đầu tư tham gia vào bóng đá nhưng vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh công bằng giữa các CLB”. Với sự thay đổi căn bản này và được áp dụng từ mùa giải mới, rất khó có những trừng phạt mạnh mẽ nhắm vào những đội bóng như PSG – có sự hậu thuẫn của giới chủ Qatar hay Man City, đội bóng thuộc quyền sở hữu của giới chủ UAE.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công Phượng gây sốt tại Bình Phước, HLV Kim Sang Sik có quyết định bất ngờ về danh sách ĐT Việt Nam
HLV Kim Sang Sik nhận 'tối hậu thư', ĐT Việt Nam nguy cơ dừng bước sớm ở AFF Cup 2024
Sếp lớn VFF từ chức trước AFF Cup 2024, kế hoạch của HLV Kim Sang Sik cùng ĐT Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Không phải Viktor Gyokeres, xác định ngôi sao Sporting Lisbon được Ruben Amorim đưa về Man United
HLV Kim Sang Sik gây sốc trước AFF Cup 2024, ĐT Việt Nam chính thức có HLV mới
HLV Kim Sang-sik nhận tín hiệu đặc biệt, ĐT Việt Nam có biến động lớn trước AFF Cup 2024