Vì sao 'triều đại' Van Gaal ở Man United sụp đổ?
10 thương vụ chuyển nhượng miễn phí thành công nhất lịch sử / 5 'cây nhà lá vườn' ghi nhiều bàn nhất cho M.U tại Ngoại hạng Anh
Sai lầm trên TTCN
Mùa Hè 2014, M.U sa thải David Moyes chỉ sau đúng 1 năm gắn bó. Người được chọn thay thế Moyes ngay lập tức được công bố, là Van Gaal. Cũng Hè năm đó, Van Gaal gây ấn tượng khi giúp Hà Lan trở thành đệ tam anh hào ở World Cup 2014. Chiến công trên đất Brazil khiến Van Gaal ngay lập tức được đặt rất nhiều kỳ vọng sẽ giúp M.U hồi sinh. HLV này thậm chí cũng chủ động rút ngắn kỳ nghỉ của mình sau World Cup 2014, để sớm bắt đầu công việc tái thiết Old Trafford. Khi ấy, chẳng ai thể ngờ được rằng triều đại Van Gaal lại sớm khép lại chỉ sau 2 năm. Vì sao?
Lý do đầu tiên là sai lầm trên TTCN. Tín hiệu bất ổn thực ra đã có thể tới ngay từ những ngày đầu của Van Gaal. 24/8/2014, chấn thương của Chris Smalling khiến Van Gaal tạo điều kiện cho Michael Keane chơi trận ra mắt ở Premier League. Cầu thủ trẻ này đá rất tốt. Ngày hôm sau, Van Gaal nói với cả đội rằng Keane là mẫu trung vệ ball-playing (trung vệ khéo léo có thể làm bóng) và Smalling cũng như Phil Jones nên… học tập. 24 tiếng sau, Van Gaal tiếp tục cho Keane đá chính ở trận gặp MK Dons ở Cúp Liên đoàn. Nhưng đây là trận đấu thảm hoạ của Quỷ đỏ khi họ thua… 0-4. Van Gaal quay ngoắt 180 độ với Keane, điền tên anh vào danh sách chuyển nhượng. Ngày 1/9, ngày cuối cùng của TTCN năm đó, Keane bị đẩy sang Burnley sau cuộc gặp với HLV Sean Dyche ở sân St George’s Park, nơi trung vệ này đang tập luyện cùng đội U21 Anh. Sau này, Van Gaal thừa nhận đã sai lầm khi để Keane ra đi với Warren Joyce, HLV đội dự bị M.U.
Những sai lầm trên TTCN như thế là điều lặp đi lặp lại thời Van Gaal. Cùng ngày Keane ra đi, Van Gaal tiếp tục đẩy Danny Welbeck sang Arsenal. Rio Ferdinand, Nemanja Vidic, Patrice Evra, tất cả đều ra đi ngay tháng 7/2014. Darren Fletcher chia tay vào tháng 1/2015. Jonny Evans, Rafael, Nani rời đi vào Hè 2015. “Họ như đánh mất linh hồn. Van Gaal để rất nhiều cầu thủ có kinh nghiệm và thấu hiểu M.U ra đi ở cùng một thời điểm. Bọn họ là những người có thể chỉ dạy dàn cầu thủ trẻ phải chơi như nào và làm sao để giành chiến thắng”, một nguồn tin từ nội bộ M.U nhận xét.
Trong khi đó, những người mà Van Gaal mang về thay thế lại không chứng tỏ được giá trị, ví dụ như Marcos Rojo, một trong những bản hợp đồng đầu tiên ông thực hiện. Memphis Depay, cậu học trò cưng của Van Gaal ở Hà Lan, cũng là một thương vụ thất bại lớn khác. Depay thậm chí còn lợi dụng sự tín nhiệm của Van Gaal để hống hách ngay từ những ngày đầu tới Old Trafford, bỏ qua lời khuyên nhủ của đàn anh Wayne Rooney. Bastian Schweinsteiger, một cộng sự thân tín khác của Van Gaal, cũng chỉ gắn bó với Old Trafford được 2 năm. Van Gaal chi tổng cộng 250 triệu bảng trong 2 năm dẫn dắt M.U nhưng các bản hợp đồng ông mang về hầu hết đều thất bại. Năm ngoái, Van Gaal bào chữa trên báo Guardian rằng: “Không phải lúc nào tôi cũng có cầu thủ mà tôi mong muốn. Nhiều người là do người khác mang về (ý nói PCT Ed Woodward). Đó là vấn đề”. Nhưng đây rõ ràng không phải lời giải thích hợp lý.
Những sai lầm trong chuyển nhượng cùng chiến thuật cứng nhắc, lối chơi tẻ nhạt khiến Van Gaal thất bại ở M.U
Lối chơi tẻ nhạt
Ngày Boxing Day năm 2015 có thể là một trong những ngày tệ nhất của M.U trong kỷ nguyên Van Gaal, khi họ thua 0-2 trước Stoke. Đội trưởng Rooney sau đó đã có buổi họp riêng với ông thầy Hà Lan. Rooney thay mặt cả đội nói về việc họ không hài lòng với cách chơi và chiến thuật mà Van Gaal áp dụng. “Hệ thống rất phức tạp, cứng nhắc, hạn chế sự sáng tạo”, nguồn tin nội bộ cho biết. Trong cuốn sách “From Guernica to Guardiola: How the Spanish Conquered English Football”, Ander Herrera giải thích sự khác biệt về phong cách giữa Marcelo Bielsa và Van Gaal: “Bielsa tin rằng bạn phải di chuyển để tìm bóng. Còn Van Gaal lại tin rằng quả bóng phải tìm tới bạn. Thế nên ở M.U, chẳng ai chịu di chuyển. Đó là sự khác biệt cực lớn”.
Chiến thuật cứng nhắc, lối chơi tẻ nhạt chính là vấn đề tiếp theo của Van Gaal. Ở triều đại Van Gaal, M.U luôn là đội bóng dẫn đầu Premier League về tỷ lệ kiểm soát bóng (từ 58,5 tới 61,4%), nhưng họ cũng là đội có nhiều đường chuyền về nhiều nhất. Mùa 2014/15 là 3.457 đường chuyền về, 2015/16 là 3.222. Ở mùa cuối cùng tại Old Trafford, phải trung bình 68,5 đường chuyền thì M.U mới tạo ra được 1 cú sút, trong khi con số tương tự ở mùa cuối cùng với Sir Alex chỉ là 45,4.
“Chúng tôi có trận cầm bóng tới 75% thời gian nhưng không ghi bàn. Van Gaal đã tạo ra một thứ bóng đá buồn chán”, một cầu thủ giấu tên kết luận.
Khả năng ghi bàn quá tệ Mùa 2015/16, M.U chỉ ghi được 49 bàn Premier League. Đây là mùa giải mà Quỷ đỏ có số bàn thắng thấp nhất kể từ sau mùa 1989/90. Mùa 2015/16, M.U cũng chỉ có 144 cú sút trúng đích, thấp thứ 9 giải đấu. Mùa đó, Quỷ đỏ còn có một kỷ lục buồn khác là 11 trận liên tiếp ở Old Trafford không ghi bàn trong hiệp 1.
1.Tỷ lệ chiến thắng của Louis van Gaal ở M.U chỉ là 52,43%, và đây chính là tỷ lệ thắng thấp nhất trong sự nghiệp HLV người Hà Lan. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
ĐT Việt Nam bị Singapore làm khó, Filip Nguyễn nhận phán quyết từ HLV Kim Sang Sik
Nội bộ Manchester United có biến, HLV Ruben Amorim nguy cơ bị sa thải sau trận thua Bournemouth
ĐT Việt Nam gặp sự cố bất ngờ trước bán kết AFF Cup 2024, HLV Kim Sang Sik đối mặt với bài toán khó
Xuân Son nhận lời đề nghị 'khủng' từ Saudi Arabia, ngôi sao ĐT Việt Nam có quyết định gây ngỡ ngàng
Xuân Son gây sốt khắp MXH, ngôi sao ĐT Việt Nam bất ngờ báo tin kém vui trước trận Singapore
Rashford chính thức xác nhận ra đi, Manchester United rộng cửa sở hữu Dani Olmo với giá '0 đồng'