Thêm doanh nghiệp được phép xuất khẩu vàng nữ trang
Đây là công ty thứ hai trong ngành trang sức đang xuất khẩu nữ trang, sau Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).
Sau khi ngưng vào cuối năm 2010, hiện tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã khởi động lại việc xuất khẩu nữ trang, tuy nhiên số lượng chưa nhiều.
Ông Đỗ Công Chính, Tổng Giám đốc SJC cho biết hiện đang xuất một số lô hàng đi châu Âu, với giá trị không lớn, do SJC đang muốn thăm dò thị trường. Ông Chính cho biết trong thời gian tới sẽ ký các hợp đồng gia công cho các đối tác nước ngoài để thực hiện các lô lớn hơn.
Hiện tại có một số khách hàng đã ký hợp đồng gia công với SJC, sau khi đồng ý về kỹ thuật chế tác và giá gia công do SJC đưa ra. SJC cũng đã gửi công văn xin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép tạm nhập tái xuất nguyên liệu để gia công nữ trang cho đối tác.
Ông Chính cho rằng đây là cách làm tốt nhất trong thời điểm này, bởi để xuất trực tiếp rất khó, vì không cạnh tranh được với các nước và vùng lãnh thổ có công nghệ chế tác hiện đại như Thái Lan, Hongkong. Đồng thời chi phí sản xuất nữ trang của Việt Nam còn cao do nguyên liệu có giá cao hơn các nước, cũng ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài SJC, hiện tại PNJ là đơn vị xuất khẩu nữ trang đều đặn nhất trong thời gian qua. Tuy vậy, theo bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc PNJ, doanh thu xuất khẩu nữ trang cũng chỉ chiếm khoảng 6% tổng doanh thu của công ty, còn lợi nhuận cũng không nhiều. Bà Cúc cho biết từ khi bị áp thuế suất 10% đối với nữ trang hàm lượng vàng từ 80% đến dưới 99,99%, các sản phẩm nữ trang có giá trị cao đã không còn xuất được.
Kim ngạch xuất khẩu mỗi năm của PNJ khoảng 12,5-13 triệu USD, trong khi nếu nhìn lại năm 2010, thời kỳ các doanh nghiệp xuất khẩu mạnh nữ trang do giá trong nước thấp hơn thế giới, thì trong 5 tháng đầu năm 2010 PNJ đã có kim ngạch xuất khẩu lên 29 triệu USD.
Để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu nữ trang, Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đã từng đề xuất giảm thuế xuất khẩu cho mặt hàng này. Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ xem xét lại thuế suất xuất khẩu nữ trang từ đầu năm 2013 vì cho rằng mức thuế trên đã không còn phù hợp, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thay đổi.
Theo Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, các quốc gia khác trong khu vực đã giảm thuế suất xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ xuống mức 0%, nên ngành vàng trang sức của họ luôn đạt kim ngạch xuất khẩu cao như ở Thái Lan, kim ngạch xuất khẩu vàng trang sức đạt bình quân khoảng 3 tỉ USD/năm.
Thjeo TBKTSG
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 17/11/2024: Chuyên gia nhận định ra sao về xu hướng sắp tới?
Giá ngoại tệ ngày 17/11/2024: USD duy trì ổn định ở mức 106,67 điểm
Giá heo hơi ngày 17/11/2024: Biến động khó lường suốt tuần qua
Giá nông sản ngày 17/11/2024: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục tăng
Cần khơi thông nguồn cung, hạ nhiệt giá nhà đất
PGBank khai trương trụ sở mới tại Đồng Nai
Cột tin quảng cáo