Theo quan chức: Những mũ đó không phải mũ bảo hiểm - ai chịu trách nhiệm?
Theo đó, sau 10 năm thực hiện, đã đạt những kết quả đáng lưu ý như giảm được số người chết vì tai nạn giao thông, chấn thương sọ não do tai nạn giao thông gây ra đối với người đi mô tô, xe gắn máy. Hơn 90% người dân tham gia giao thông đã đội MBH. Điều đó góp phần quan trọng kéo giảm số người chết vì tai nạn giao thông xuống dưới con số 9000 người mỗi năm như hiện nay.
Nhân sự kiện này, Quỹ AIP và Quỹ FIA đã giới thiệu báo cáo nghiên cứu độc lập toàn diện về quá trình 10 năm triển khai các hoạt động liên quan đến MBH tại Việt Nam. Nghiên cứu cho biết, có đến 500.000ca chấn thương đầu và 15.000 ca tử vong đã được ngăn chặn nhờ sự gia tăng của việc đội MBH trong vòng 10 năm qua. Ngoài ra, nghiên cứu đánh giá số liệu thu thập tại Bệnh viện Việt Đức ( Tp. Hà Nội) và Bệnh viện Hải Dương ( tỉnh Hải Dương). Qua đó cho thấy tỷ lệ các bệnh nhân bị tổn thương não nghiêm trọng đã giảm từ 21% năm 2007 xuống 13,6% năm 2016. Theo ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ AIP, câu chuyện bắt buộc đội MBH tại Việt Nam là minh chứng cho mọi vấn đề đều có thể thực hiện được nếu có sự quyết tâm từ phái chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức Nhà nước và tư nhân cùng phấn đấu cho những mục tiêu chung.
Tuy nhiên, ông Khuất Việt Hùng cho biết: “Tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em hiện nay còn thấp, ở mức 35 – 40%. Bên cạnh đó, vấn đề sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ kém chất lượng, mũ giả, mũ nhái kiểu kiểu dáng MBH vẫn còn rất phổ biến. Những điều đó đặt ra cho chúng ta những giải pháp cấp bách nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của quy định bắt buộc đội MBH đối với người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trong thời gian tiếp theo”.
Về vấn đề MBH giả, nhái, kém chất lượng, ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường, Bộ Công thương cho biết, Cục quản lý thị trường được Chủ tịch UBATGT giao nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng kiểm tra trong vấn đề này. Quá trình kiểm tra đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ. Trong đó, có những công ty sản xuất MBH từ nhựa tái sinh, rơi đã vỡ nên không thể an toàn. Không nên dùng từ “ mũ giả”. Ai sản xuất hàng giả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, có nhiều mũ không phải giả mà là không đảm bảo chất lượng khi tham gia giao thông. Những mũ đó không phải MBH. Theo ông Trần Hùng, để kiểm soát vấn đề, ba lực lượng phải phối hợp chặt chẽ với nhau từ các khâu nhập khẩu, sản xuất, lưu thông và tham gia giao thông. Phải như vậy mới giải quyết tận gốc của vấn đề.
Tuy nhiên, chưa thấy đề cập đến vấn đề ai chịu trách nhiệm khi để xảy ra những thực trạng như trên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hơn 250 gian hàng tham gia Hội chợ Xuân Đà Nẵng 2025
Giải pháp giúp thanh toán thuận tiện trên các chuyến bay
Giá xăng vượt 21.000 đồng/lít
6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan năm 2024
Ổn định kinh tế vĩ mô và hạ tầng là đòn bẩy cho thị trường bất động sản
Giá vàng ngày 10/1/2025: Thị trường vàng tiếp tục đà tăng mạnh