Thép xuất khẩu Việt Nam bị Mỹ áp mức thuế trên 250%
Theo Reuters, quyết định này đã đánh dấu một chiến thắng cho các nhà sản xuất thép của Mỹ, những người giữ nhiệm vụ chống bán phá giá và chống trợ cấp để chống lại thép Trung Quốc trong năm 2015 và 2016.
Do đó, ngành công nghiệp thép cho rằng, các sản phẩm của Trung Quốc đang được chuyển hướng xuất khẩu tràn lan sang các nước khác.
Cơ quan hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá là 199,76% và thuế chống trợ cấp là 256,44% đối với thép cuộn cán nguội được sản xuất tại Việt Nam sử dụng chất nền có nguồn gốc Trung Quốc, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố.
Bên cạnh đó, thép chịu mài mòn của Việt Nam phải đối mặt với thuế chống bán phá giá là 199,43% và thuế chống trợ cấp là 39,05%.
Bộ này cũng cho biết sẽ áp dụng cùng một tỷ lệ thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của Trung Quốc đối với thép chịu mài mòn và thép cán nguội từ Việt Nam được sản xuất từ thép cán nóng của Trung Quốc.
Các mức thuế này sẽ được bổ sung vào mức thuế 25% đối với hầu hết thép được nhập khẩu vào Hoa Kỳ do kết quả của cuộc điều tra an ninh quốc gia về nhập khẩu thép và nhôm.
Đáng nói, mặc dù việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép Việt đã được thực thi để hạn chế việc Việt Nam sản xuất thép có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng 90% tổng sản phẩm thép của Việt Nam vẫn có nguồn gốc từ nước này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cùng các nhà sản xuất Mỹ cho biết.
Trong khi đó, ngành công nghiệp thép toàn cầu đang phải vật lộn vì việc sản xuất dư thừa đã đẩy giá xuống, mà phần lớn nằm ở Trung Quốc.
Quyết định tăng thuế này đã được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu phát hiện rằng các lô hàng thép từ Việt Nam vào EU cũng lách thuế hồi tháng 11 vừa qua.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết, sau khi thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với sản phẩm thép của Trung Quốc trong năm 2015, các lô hàng thép cán nguội từ Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng tới 215 triệu USD mỗi năm từ mức chỉ 9 triệu USD, trong khi nhập khẩu thép chịu mài mòn tăng lên 80 triệu USD từ mức 2 triệu USD.
Theo nhiều nguồn tin, vụ việc bắt đầu phanh phui từ một bản kiến nghị của các nhà sản xuất trong nước ArcelorMittal USA (MT.AS), Tập đoàn Nucor (NUE.N), Tập đoàn thép AK (AKS.N) và Tập đoàn thép Hoa Kỳ (X.N) cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng xuất khẩu các lô hàng thép đến Việt Nam ngay lập tức sau khi thuế cho thép Trung Quốc được áp dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mạng 5G đã sẵn sàng, hướng đi nào để doanh nghiệp viễn thông 'đánh thức' tiềm năng thị trường?
Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít
Vụ phát hiện giá đỗ độc hại dùng chất cấm gây não úng thủy, dị tật bẩm sinh: Một cơ sở khai bán cho siêu thị Bách Hóa Xanh 350-400kg/ngày
Lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên toàn cầu tăng mạnh
Hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá